4.600 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ sáu, 03/04/2015 07:50 AM - 0 Trả lời

4.600 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

(congluan.vn) - Ngày 5/11, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL (MDEC – Sóc Trăng 2014), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.
 
 
 Báo Công luận
 
 
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp
với các ngân hàng thương mại tại hội thảo
 
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, trong thời gian qua, NHNN đã có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: Cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp. Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản, chính sách đầu tư phát triển ngành điện, cơ sở hạ tầng đối với các địa phương trong khu vực.
 
Kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn đến cuối tháng 9/2014: Huy động vốn tại chỗ của vùng ĐBSCL năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 15%, 26,8% và 23,8% (trong khi đó mức huy động vốn của toàn nền kinh tế năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 12,51%, 4,66%, 3,82%). Số dư huy động của các TCTD trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL đến ngày 30/9/2014 đạt 274.464 tỷ đồng, tăng 5,87% so với 31/12/2013, chiếm 6,5% tổng huy động vốn toàn quốc.
 
Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 14,12%, 8,85% và 12,51% trong khi tăng trưởng tín dụng tại vùng ĐBSCL tăng tương ứng và có thời điểm cao hơn, lần lượt là 14,6%, 10,7% và 12,4%. Tỷ trọng cho vay luôn ở mức khá cao và chiếm khoảng 9% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của hệ thống TCTD, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 70%, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 30%.
Đến 30/9/2014, tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng khu vực ĐBSCL đạt 332.576 tỷ đồng, tăng 7,64% so với 31/12/2013 và chiếm 8,98% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của cả nước.
 
Chính sách tín dụng của NHNN đã hướng dòng vốn tín dụng vào một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh nhằm tạo đột phá, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình nông thôn mới cả nước nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại, gia trại tại vùng ĐBSCL có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh khai thác, đánh bắt xa bờ…; phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
 
Thời gian qua, các ngân hàng khu vực ĐBSCL đã cam kết cho 9 doanh nghiệp thực hiện 9 dự án tại 6 tỉnh vay với số tiền lên tới trên 2.565 tỷ đồng để thực hiện mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp” – ông Võ Minh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết.
 
Theo các đại biểu, thời gian tới cần có những nghiên cứu để xây dựng cơ chế đặc thù cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng các chương trình tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện được các mục tiêu đặt ra của chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng xã NTM. Các bộ, ngành và các địa phương cần hoàn thiện sớm quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, triển khai quyết liệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của từng địa phương để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
 
TS Nguyễn Thị Kim Thanh – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhấn mạnh: “Thời gian tới, chính sách tín dụng cần được huy động tối đa nguồn vốn, kể cả các nguồn vốn nước ngoài để hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư cho vay lĩnh vực này cần hướng tới sản xuất quy mô lớn, tăng khả năng liên kết, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, nhằm hỗ trợ xây dựng nông thôn mới…”.
 
Ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc NHNN Việt Nam nói: “Nếu chúng ta tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thì hiệu quả đồng vốn của ngân hàng sẽ được nâng lên. Nhu cầu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp là cấp bách nên chúng tôi hứa sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát để cho vay đối với các mô hình, dự án sản xuất ở vùng ĐBSCL”.
 
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo ngành xác định nông nghiệp nông dân nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôi, trồng chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, và trái cây nói riêng vẫn là những lĩnh vực được ưu tiên và ngành ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của các sản phẩm này trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm nhằm tạo ra sự lan tỏa trong khu vực, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương và cả vùng ĐBSCL; triển khai các chương trình tín dụng của Chính phủ để hỗ trợ cho lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của khu vực ĐBSCL, nhằm giúp các doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, có mức thu nhập hợp lý từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu để xây dựng cơ chế đặc thù trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 41 cho phù hợp tình hình hiện nay và phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của người dân để thực hiện được các mục tiêu đề ra của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; cho vay phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội gắn liền với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại khu vực ĐBSCL, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao.
 
Trong khuôn khổ hội thảo, NHNN Việt Nam tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa 6 doanh nghiệp của 6 tỉnh, thành: Tiền Giang, Sóc Trăng, Hải Phòng, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Thanh Hóa với các ngân hàng thương mại trong chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp (đợt 3). Lễ ký kết lần này đã nâng tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình là 27 doanh nghiệp, thực hiện 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố, với số tiền ký kết là trên 4.600 tỷ đồng. Đây là 27 doanh nghiệp đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp có thế mạnh tại 5 khu vực trên toàn quốc.
 
  • Minh Nam – Qúy Thích

Tin khác

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức
Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khi triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải là đơn vị có thương hiệu của Việt Nam, phát huy và góp phần truyền bá bản sắc, truyền thống của dân tộc.

Tin tức
Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu rà soát hoạt động sản xuất, quản lý cấp phép, đăng ký sử dụng tem điện tử và tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm quy định về dán tem điện tử đối với rượu và thuốc lá,...

Tin tức
Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Giao thông vận tải kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư (doanh nghiệp, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký).

Tin tức
Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức