44% người tiêu dùng im lặng khi bị xâm phạm quyền lợi

Thứ tư, 17/08/2016 15:01 PM - 0 Trả lời

Theo kết quả khảo sát vừa được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố, có đến 44% người tiêu dùng lựa chọn phương án im lặng và bỏ qua sự việc, dù biết là mình đang bị xâm phạm quyền lợi. Thái độ “thờ ơ với quyền lợi của mình” này chính là một trong những nguyên nhân dung túng những hành vi kinh doanh bất hợp pháp.

(CLO) Theo kết quả khảo sát vừa được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố, có đến 44% người tiêu dùng lựa chọn phương án im lặng và bỏ qua sự việc, dù biết là mình đang bị xâm phạm quyền lợi. Thái độ “thờ ơ với quyền lợi của mình” này chính là một trong những nguyên nhân dung túng những hành vi kinh doanh bất hợp pháp.

[caption id="attachment_115473" align="aligncenter" width="640"]44% người tiêu dùng im lặng, chấp nhận quyền lợi của mình bị xâm phạm. (Ảnh minh họa) NTD cần phải quyết liệt hơn nữa trong bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình và cơ quan quản lý Nhà nước rõ ràng cần cải thiện để tăng lòng tin của NTD vào công tác này. (Ảnh minh họa)[/caption]

Theo kết quả khảo sát được tiến hành với 3.000 người tiêu dùng (NTD) tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước, hơn một nửa số NTD (56%) tham gia khảo sát đã từng bị xâm phạm quyền lợi trong khoảng thời gian từ 2011 – 2015, trong đó có 44% số người được hỏi chọn phương án im lặng và bỏ qua vụ việc.

Trong đó, nhóm hàng hóa, dịch vụ được NTD phản ánh đã từng bị xâm phạm quyền lợi trong thời gian qua gồm: Thực phẩm, nước giải khát (19,69%); Đồ điện tử, gia dụng (13,05%); Hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (12,88%); Điện thoại, viễn thông (9,17%); Du lịch, nhà hàng (5,6%); Y tế, chăm sóc sức khỏe (5,29%).

Đa phần NTD phản ánh bị xâm phạm quyền lợi khi chất lượng không đảm bảo; bị quấy rối thông qua tiếp thị, quảng cáo trái ý muốn; gian lận về đo lường; gian lận về xuất xứ; gian lận về thời hạn sử dụng; không cung cấp hóa đơn, chứng từ mua hàng; không thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo hành …

Mặc dù có 70% số NTD được hỏi có biết đến Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và 71% số người trả lời biết các quyền lợi cơ bản của NTD nhưng vẫn có tới có tới 44% số người được hỏi chọn phương án “im lặng và bỏ qua sự việc” khi bị xâm phạm quyền lợi. Các lý do chủ yếu được đưa ra như: giá trị tranh chấp nhỏ; cho rằng thủ tục khiếu nại, khiếu kiện tới cơ quan có thẩm quyền phức tạp; cho rằng đơn vị kinh doanh sẽ không giải quyết; vì không biết đến quy định pháp luật có liên quan hoặc không biết đến cơ quan, tổ chức hỗ trợ giải quyết khiếu nại.

Tuy nhiên, biết đến Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là một chuyện nhưng quan trọng là có khả năng thực hiện quyền đó trong thực tế hay không. Qua kết quả công bố, có thể nói, NTD mới nhận thức được chứ chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền của mình cả.

Theo ông Phan Thế Thắng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi NTD (Cục Quản lý cạnh tranh), kết quả khảo sát đã thể hiện đúng thực trạng thị trường tiêu dùng cũng như các khiếu nại chủ yếu của NTD hiện nay, trong đó vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng, chế độ bảo hành đồ điện tử gia dụng, điện thoại, viễn thông… gây rất nhiều bức xúc cho NTD.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết việc phân tích nguyên nhân và các nhận định, ý kiến của NTD sẽ là cơ sở để cải thiện hiệu quả việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy từ kết quả này đó chính là việc NTD cần phải quyết liệt hơn nữa trong bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình và cơ quan quản lý Nhà nước rõ ràng cần cải thiện để tăng lòng tin của NTD vào công tác này.

Bên cạnh đó, cần áp dụng quy trình tiên tiến vào cơ chế giải quyết khiếu nại để những người nghèo, vùng sâu vùng xa yếu thế hơn có thể tiếp cận và xây dựng cơ chế khiếu nại tập thể, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của NTD vì mục tiêu tiêu dùng bền vững trong tương lai.

Thanh Tân

Tin khác

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

(CLO) Lượng tiền mặt ít ỏi, Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm đang phải ‘xoay sở’ nguồn vốn bằng phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu để lấy tiền đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp.

Tài chính - Bảo hiểm