5 tỉnh, thành phố cùng đề xuất làm “siêu dự án” đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thứ năm, 13/05/2021 06:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguồn tin của Nhà báo & Công luận, lãnh đạo UBND 5 tỉnh, thành phố: TP Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ xin chấp thuận chủ trương đầu tư “siêu dự án” đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, theo phương án toàn tuyến đi trên cao.

Lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố cùng đề xuất đẩy nhanh tiến độ làm dự án đường Vành đai 4-Vùng thủ đô. (Ảnh minh họa).

Lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố cùng đề xuất đẩy nhanh tiến độ làm dự án đường Vành đai 4-Vùng thủ đô. (Ảnh minh họa).

Đề xuất đầu tư 135.000 tỷ đồng cho con đường 98 km

Cụ thể, theo đề xuất của 5 tỉnh, thành phố trên, trong quy hoạch giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường vành đai 4 được xác định là tuyến đường kết nối liên vùng, kết nối Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô.

Tuyến đường này cũng được cho là sẽ giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của TP Hà Nội.

Theo đề xuất, tuyến đường vành đai 4 dài khoảng 98km đi qua địa phận TP Hà Nội (56,5km), Hưng Yên (20,3km), Bắc Ninh (21,2km). 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang nằm ngoài phạm vi đầu tư xây dựng, nhưng có vị trí tiếp giáp với điểm đầu và điểm cuối tuyến vành đai 4.

"Việc đầu tư tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô tạo điều kiện, tiền đề để các thành phố và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực 2 bên tuyến đường nói riêng, Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng", lãnh đạo các tỉnh, thành phố có cùng đề xuất.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc cho rằng việc đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô lúc này là hết sức cần thiết, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện. 

Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư, 5 tỉnh và thành phố thống nhất thay vì tách thành các dự án độc lập, đầu tư từng phân đoạn theo địa phận của từng địa phương thì sẽ triển khai đầu tư nối thông toàn tuyến, không chia nhỏ thành các đoạn nhằm đảm bảo tính kết nối.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND của 5 tỉnh, thành phố đề xuất, ngoài quy hoạch chi tiết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ nghiên cứu thêm phương án quy hoạch xây dựng phần đường cao tốc là cầu cạn trên cao thay cho việc đi bằng với quy mô 4 - 6 làn xe cao tốc.

Qua rà soát, tính toán sơ bộ để đầu tư tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, kinh phí đầu tư dự án theo phương án cao tốc đi bằng cần khoảng 105.000 tỷ đồng. Dự án triển khai làm cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến có kinh phí xây dựng khoảng 135.000 tỷ đồng (đã bao gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng). Ngoài ra, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo các địa phương trên còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đầu tư cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, tương tự như phương án xây dựng đường cao tốc trên cao vành đai 3 - Hà Nộ đã xây dựng hiện nay.

Trong tờ trình, phương án xây dựng đường cao tốc trên cao đề xuất sẽ giải quyết được cơ bản khoảng 23 giao cắt cùng mức với các tuyến đường khác nhau. Đảm bảo kết nối giao thông, liên kết đô thị 2 bên tuyến đường (trường hợp đường cao tốc đi bằng sẽ chia cắt 2 bên tuyến đường). Tận dụng được không gian mặt đất dưới gầm cầu cạn để làm đường, phục vụ giao thông đi lại…

Với mức kinh phí xây dựng nói trên, việc đầu tư toàn bộ tuyến đường bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước là khó khả thi, thời gian thực hiện sẽ kéo dài. Do đó, lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), trong đó toàn bộ phần cao tốc đi trên cao sẽ thực hiện 100% bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Hà Nội sẽ giữ vai trò chính 

Được biết, từ giữa năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, với quy mô 6 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.

Theo quyết định này, Thủ tướng đã giao các địa phương nơi dự án đi qua chủ động lập dự án và huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng theo từng phân đoạn qua địa bàn. 

Nhưng 10 năm qua, chỉ có TP Hà Nội mới khởi động được một số đoạn tuyến bằng hình thức BT, nhưng sau thời gian ngắn đã phải dừng lại do cơ chế, chính sách thay đổi. Các đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên vẫn “bất động”.

Cuối tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì nghiên cứ u lập báo cáo tiền khả thi để đầu tư toàn bộ tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tuyến đường vành đai 4, Bộ GTVT và các địa phương đã thống nhất đề cử TP Hà Nội giữ vai trò chủ trì triển khai quy hoạch, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến.

Bộ GTVT và các địa phương cũng thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận giao TP Hà Nội là cơ quan đầu mối thay mặt cho các địa phương chủ trì tổ chức triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án và đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hà Anh

Tin khác

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông
Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

(CLO) Dự án hạ cốt mở rộng đường Âu Cơ trên địa bàn quận Tây Hồ sẽ được thông xe tạm thời tại vị trí có đông phương tiện lưu thông nhất là đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến trước khách sạn Thắng Lợi.

Giao thông
Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các ban quản lý dự án trực thuộc phối hợp với địa phương tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đặc thù được cấp phép phục vụ thi công các dự án giao thông.

Giao thông
Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

Giao thông