60% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được nguồn vốn

Thứ năm, 09/08/2018 11:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, trong 2 triệu doanh nghiệp (DN) có đăng ký kinh doanh thì sự minh bạch trong quản trị luôn là điểm yếu với rất nhiều DN. Bên cạnh đó, dự án kinh doanh thiếu khả thi cũng là nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng “nói không” với DNNVV.

Báo Công luận

Để tiếp cận được vốn, các DN cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính (Ảnh TL)

 

Số liệu của Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động. Với số lượng đông đảo như vậy, DNNVV đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng (NH), nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 được xếp hạng 29/190 nền kinh tế. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2018 (tính đến 30/6/2018), dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn có đến khoảng 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của NH.

Lý do được Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Nguyễn Quốc Hùng chỉ ra là vì thiếu minh bạch thông tin, tổ chức tín dụng (TCTD) thiếu thông tin về DN, không kiểm soát được dòng tiền dẫn đến khó cho vay. Thời gian thành lập DN ngắn nên không đáp ứng được điều kiện về báo cáo thuế trên 3 năm, không có báo cáo tài chính chuẩn theo yêu cầu...

Còn Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì cho rằng, đến thời điểm này, DNNVV, DN siêu nhỏ xét theo khái niệm kinh tế đạt gần 6 triệu đơn vị. Trong số này chỉ có 2 triệu có đăng ký, gồm 1,3 triệu đơn vị và hơn 600.000 DN có đăng ký, số còn lại hoạt động trong khu vực không chính thức mà phi chính thức thì sẽ ít minh bạch và phi minh bạch. Ngay trong 2 triệu đơn vị có đăng ký thì sự minh bạch trong quản trị cũng luôn là điểm yếu với rất nhiều DN. Bên cạnh đó, dự án kinh doanh thiếu khả thi cũng là nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng “nói không” với DNNVV.

Bài toán về vốn cho DNNVV đã được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra lời giải nào xác đáng. NH thì cần giải ngân vốn, DN thì luôn “khát” tiền nhưng cả hai vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung. Trước vấn đề này, Chuyên gia kinh tế - Trưởng NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh đến việc cần sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, NH và DN.

Cụ thể, đối với các TCTD, cần thiết kế các sản phẩm, quy trình tín dụng đặc thù, phù hợp hơn đối với DNNVV; phát triển hình thức cấp tín dụng theo chuỗi cung ứng, hợp tác với DN lớn để phối hợp tài trợ cho các DNNVV. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hợp tác với các quỹ (nhất là Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển DNNVV, các quỹ tài chính quốc tế…) để chia sẻ thông tin, kết nối DN.

Đối với các DN, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro; đặc biệt, nên có chuyên viên chuyên sâu về quản lý tài chính/vốn…

Về phía cơ quan nhà nước, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNNVV và các chính sách hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV. Song song với đó, cần phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho DNNVV…

Hương Khê

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp