70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát trong tháng 8 đã đóng cửa

Thứ ba, 07/09/2021 13:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, dịch Covid-19 đã khiến 70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã đóng cửa. Bên cạnh đó, chi phí nặng gánh nhất cho nhóm người thất nghiệp trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này chính là các khoản chi cho con cái học online.

Ngày 7/9, Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã công bố khảo sát tình hình doanh nghiệp và người lao động chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.

Đại diện Ban IV cho biết, khảo sát được thực hiện trong tháng 8, với sự đóng góp ý kiến của gần 70.000 người, đa phần nằm trong độ tuổi lao động.

Ngành nghề nào có tỷ lệ mất việc cao nhất trong mùa dịch?

Theo kết quả khảo sát, kể từ đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, diễn ra vào đầu tháng 5, cho tới nay, 62% trong tổng số 70.000 người tham gia khảo sát, trả lời đã bị mất việc làm, tương đương 42.754 người. Trong đó, các nhóm ngành xây dựng và dịch vụ có tỷ lệ mất việc rất cao, trên 60%.

70 trong hon 21000 doanh nghiep duoc khao sat trong thang 8 da dong cua hinh 1

Tỷ lệ mất việc cao nhất 87% thuộc nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch; dịch vụ giúp việc, bảo vệ. 

Đại diện Ban IV cho bết: Khi xem xét các ngành nghề kinh tế dịch vụ, thì tỷ lệ mất việc cao nhất 87% thuộc nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch; dịch vụ giúp việc, bảo vệ. 

Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát dịch lần đầu vào đầu năm 2020, và đến đợt dịch bùng phát từ tháng 5/2021 cùng với các chính sách giãn cách tại các thành phố lớn thì các hoạt động ăn uống bị đóng cửa nên đây là nhóm có tỷ lệ mất việc lớn nhất. 

Tỷ lệ lao động mất việc ở trong lĩnh vực y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 33,1%, phần lớn lao động làm trong lĩnh vực này là lao động làm trong các phòng khám tư nhân. 

Tỷ lệ lao động mất việc trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo là 52,2%, phần lớn là lao động làm trong các cơ sở giáo dục mầm non tư nhân hoặc các trung tâm dạy nghề hoặc kỹ năng.

Cũng theo khảo sát Ban IV, trong tổng số 42.754 câu trả lời, 45% người mất việc phải dựa vào sự trợ giúp tài chính của người thân và gia đình. Tỷ lệ người mất việc nhận được sự trợ giúp từ làng xóm hoặc tổ chức từ thiện là 12%. 

Tỷ lệ số lao động mất việc nhận được sự trợ giúp tài chính của công ty đạt tỷ lệ thấp chỉ hơn 5%. Nhưng con số về lao động mất việc do ảnh hưởng về dịch tiếp cận được “Từ gói hỗ trợ của nhà nước” là nhỏ nhất và rất nhỏ chỉ đạt 2%. Con số 3,5% trong hình 14 là tính gộp cả những người nhận được Bảo hiểm Thất nghiệp khi mất việc.

Sau khi thất nghiệp, có tới 48,2% số người trả lời là không thể kiếm được việc để đảm bảo cuộc sống trong thời gian tới. 

Trong khi đó, người lao động thử sức tìm kiếm/tạo việc làm cho mình sau khi mất việc là thực hiện các hoạt động kinh doanh online như bán hàng online, với gần 21% số người mất việc muốn thử sức trong nền tảng online. 

Người thất nghiệp nặng gánh chi phí học online và giá thực phẩm tăng phi mã

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến hàng vạn người mất việc làm, song họ vẫn phải gánh rất nhiều khoản chi phí khác nhau.

Theo khảo sát của Ban IV, chi phí nặng gánh nhất cho nhóm người thất nghiệp trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này, chính là các khoản chi cho con cái học online.

70 trong hon 21000 doanh nghiep duoc khao sat trong thang 8 da dong cua hinh 2

Chi phí cho con cái học online nặng gánh cho người thất nghiệp.

Đại diện Ban IV cho biết: Do thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các tỉnh, thành phố cho trẻ em ở nhà. Song để đảm bảo chương trình học tập thì hầu hết các trường dân lập đều tổ chức hoạt động học online theo chương trình của trường, còn các trường quốc lập thì theo tinh thần hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng thực hiện dạy và học trực tuyến để kết thúc chương trình. 

Rất nhiều gia đình ở thành phố phải mua sắm thêm các thiết bị cho con học trực tuyến, chi phí tiền điện, tiền internet, tiền kết nối 3G, 4G tăng lên để cho con tham gia các buổi học trực tuyến... nên đây lại là khoản chi phát sinh do dịch Covid-19 bùng phát mà nhiều người lao động tham gia khảo sát lựa chọn, chiếm 41,2%.

Ngoài khoản chi này, chi phí nuôi dưỡng người thân do cách ly giữa các vùng là chi phí phát sinh cao thứ hai với hơn 28% người tham gia khảo sát phải chi trả.

Ngoài ra, có tới gần 15% số người trả lời khảo sát cho biết chi phí phát sinh khác gồm chi phí lương thực, thực phẩm, điện, nước, tiền thuê nhà, tiền trả lãi vay ngân hàng. 

Người lao động, đặc biệt người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cũng như những người lao động đang ở trong các thành phố đang thực hiện giãn cách như Hà Nội, Đà Nẵng, phản ánh khoản chi dành cho lương thực, thực phẩm, dù duy trì mức sinh hoạt tối thiểu nhưng họ phải trả cho giá lương thực, thực phẩm “tăng phi mã”, “tăng đột biến”, “tăng gấp hai, gấp ba”... 

Bên cạnh đó, người lao động cũng phản ánh thực trạng là chi phí điện, nước tăng đột biến khi con cái học online ở nhà và bản thân họ phải làm việc online ở nhà. 

Chi phí khác còn bao gồm chi phí thuê nhà đối với lao động đi thuê, và chi phí lãi vay ngân hàng đối với người mua nhà lần đầu. Dù khoản chi này không tăng nhưng lại là gánh nặng rất lớn đối với lao động mất việc hoặc có việc nhưng tiền lương giảm. 

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp