8 năm chưa trả xong nợ, Trường Thịnh lấy gì làm cao tốc vốn đầu tư 9.563 tỷ?

Thứ sáu, 26/08/2022 14:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh đã có văn bản gửi Thủ tướng được đảm nhận thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ với vốn đầu tư 9.563 tỷ đồng. Tuy nhiên, bức tranh tài chính chưa hẳn đã tốt khi Trường Thịnh 8 năm chưa tất toán xong hợp đồng nợ vay.

Vừa muốn thi công cao tốc 9.563 tỷ, vừa muốn làm sân golf 800 tỷ

Đầu năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh (Tập đoàn Trường Thịnh) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để “xin” thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ có tổng chiều dài 67,8 km. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 9.563 tỷ đồng. Dự án được Chính phủ phê duyệt đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 bằng nguồn vốn đầu tư công và Chương trình phục hồi kinh tế xã hội.

8 nam chua tra xong no truong thinh lay gi lam cao toc von dau tu 9563 ty hinh 1

Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh đã có văn bản gửi Thủ tướng được đảm nhận thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ với vốn đầu tư 9.563 tỷ đồng. Tuy nhiên, bức tranh tài chính chưa hẳn đã tốt khi Trường Thịnh 8 năm chưa tất toán xong hợp đồng nợ vay.

Nếu được giao dự án này, Tập đoàn Trường Thịnh lại phải “chia sức” để phát triển sân golf.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Tập đoàn Trường Thịnh thuê đất (đợt 1) nhằm thực hiện dự án Sân golf Bảo Ninh Trường Thịnh tại xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới.

Trước đó, hồi tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Bảo Ninh Trường Thịnh. Dự án được xây dựng trên diện tích 165,74ha với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh.

Có thể thấy, Tập đoàn Trường Thịnh đang có tham vọng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của Tập đoàn có đủ lớn cho các tham vọng đó hay không lại là câu chuyện khác.

È cổ trả lãi ngân hàng

Tập đoàn Trường Thịnh thành lập ngày 14/11/1994 với người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Võ Minh Hoài. Tiền thân của Tập đoàn là Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh với số vốn điều lệ ban đầu là 4,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau nhiều lần tăng vốn, tới ngày 31/12/2021, vốn góp chủ sở hữu của Tập đoàn lên tới 2.619 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ là 2.656 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 2.737 tỷ đồng hồi cuối năm 2020.

Đáng chú ý nhất của Tập đoàn Trường Thịnh là nợ vay. Dù tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu không cao như nhiều đơn vị khác cũng ngành nhưng Trường Thịnh lại có chi phí lãi vay rất lớn.

Cụ thể, hồi cuối năm 2021, nợ phải trả của Tập đoàn là 3.796 tỷ đồng, tăng 579 tỷ đồng, tương đương 18%, cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 58,8% tổng tài sản. Trong đó tổng nợ vay là 1.908 tỷ đồng.

Vay nợ nhiều nên chi phí lãi vay vượt trội so với các chi phí khác và lớn hơn nhiều so với lợi nhuận sau thuế.

Năm 2021, Tập đoàn phải dành 104 tỷ đồng cho chi phí lãi vay. 1 năm trước đó, con số này thậm chí còn đạt tới 125 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 chỉ là 2,4 tỷ đồng và 32 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay cũng cao vượt trội so với lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này năm 2021 chỉ đạt 25,4 tỷ đồng, giảm sâu so với con số 118 tỷ đồng của năm 2020. Đáng chú ý, lãi ròng “bốc hơi” tới 78,5% bất chấp doanh thu tăng nhẹ. Đây là một trong những vấn đề của Tập đoàn Trường Thịnh.

8 năm chưa trả xong nợ

Không chỉ phải đối mặt với tình trạng chi phí lãi vay cao vượt trội so với các chi phí khác, Tập đoàn Trường Thịnh còn gánh những khoản nợ lâu năm.

Trong 10 năm trở lại đây, Tập đoàn Trường Thịnh liên tục phát sinh nợ vay tại ngân hàng. Tài sản đảm bảo đa phần là ô tô, máy móc và cổ phần. Đáng chú ý, có những khoản nợ đến 8 năm mà Tập đoàn chưa thanh toán xong.

Ngày 24/12/2014, Tập đoàn Trường Thịnh ký hợp đồng tín dụng số 02/2014/3229983/HĐBĐ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Quảng Bình.

Tài sản đảm bảo là Đầu khoan thủy lực gầu xoay hiệu R10G; Cần trục bánh xích HITACHI KH180-3; Máy rải bê tông nhựa BLAW-KNOX PF-5510; Máy san SAMSUNG SG15 và Máy san SAMSUNG SG15.

Tình trạng hợp đồng không được tiết lộ nhưng trong tháng 5/2022, Tập đoàn rút bớt tài sản đảm bảo của hợp đồng số 02/2014/3229983/HĐBĐ. Các tài sản được rút bớt bao gồm Máy san SAMSUNG SG15 số máy 6D125-38377, số khung SG15A00114; Máy san SAMSUNG SG15 số máy 6D125-33114, số khung: SG15A00033 và Máy cẩu bánh xích thủy lực HITACHI KH180-3, số máy EM100-35797, số khung 242-1486.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

(NB&CL) Việc tăng nhập khẩu, sau đó tổ chức các phiên đấu thầu sẽ giúp tăng nguồn cung trong nước, từ đó kéo giá vàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhập khẩu, tăng đấu thầu chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu sử dụng giải pháp này lâu dài sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

(CLO) 9h30 sáng nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

(CLO) Reuters đưa tin hôm thứ Tư (15/5), kho bạc Mỹ đã đe dọa hạn chế quyền truy cập của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) vào hệ thống tài chính nước này vì tổ chức được cho là vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp