9 tháng, Việt Nam tiêu tốn hơn 6,83 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu

Thứ sáu, 14/10/2022 17:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã bỏ ra 6,83 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại.

Chiều 14/10, Tổng cục Hải quan đã có báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu trong thời gian qua.

9 thang viet nam tieu ton hon 683 ty usd de nhap khau xang dau hinh 1

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã bỏ ra 6,83 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 6,5 triệu tấn dầu các loại, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị khoảng 6,83 tỷ USD, tăng 131,8% so với năm trước. Như vậy, có thể thấy, giá xăng tăng đột biến trong thời gian qua, đã khiến giá trị nhập khẩu tăng rất mạnh.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách giảm thuế, để kìm hãm đà tăng “nóng” của giá xăng dầu, như giảm thuế nhập khẩu, giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,...

Đặc biệt, mới đây, Bộ Tài chính cũng đã có Tờ trình 224, trình Chính phủ liên quan đến Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.

Trong đó, Tờ trình đề nghị giảm tối đa thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

Liên quan tới vấn đề thủ tục nhập khẩu xăng dầu mất nhiều thời gian, Tổng Cục Hải quan cho biết, thời gian tới, đơn vị này sẽ rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, kịp thời đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường.

Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 3642/TCHQ-GSQL ngày 31/8/2022 chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thông quan nhanh chóng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu.

Đồng thời bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính đảm bảo thông quan 24/7. Chủ động nắm sát tình hình thực tế, giải quyết các vướng mắc phát sinh, chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

(CLO) Mỹ đang đánh giá lại các yếu tố nghiêm ngặt nhất trong lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau sự phản đối của các nước châu Phi, các nhà đánh bóng đá quý Ấn Độ và các thợ kim hoàn ở New York, bảy nguồn tin cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc điều tra chống bán phá giá nhựa POM nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan

Trung Quốc điều tra chống bán phá giá nhựa POM nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan

(CLO) Bộ thương mại Trung Quốc hôm 19/5 đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với copolyme POM, một loại nhựa kỹ thuật, được nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Thị trường - Doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp