Acecook Việt Nam mời người tiêu dùng đến tham quan nhà máy

Thứ sáu, 03/08/2018 06:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đối với dòng sản phẩm luôn phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều và tin đồn thất thiệt như mì ăn liền, việc minh bạch quy trình sản xuất, mời người tiêu dùng đến tham quan nhà máy là việc làm cần thiết và ý nghĩa.

Tham quan nhà máy là hoạt động quen thuộc và đang dần trở thành xu hướng trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Không chỉ mang lại nhiều kiến thức thực tiễn hữu ích mà việc trực tiếp tìm hiểu về quá trình sản xuất còn giúp khách tham quan hiểu rõ hơn sản phẩm và thêm yên tâm khi chọn lựa.

Báo Công luận
Học sinh trường Quốc tế Á Châu - TPHCM tham quan nhà máy  

Công ty Acecook Việt Nam bắt đầu tổ chức cho người tiêu dùng đến tham quan nhà máy từ năm 2013, tính đến nay, bình quân mỗi năm có khoảng 11.000 khách được tiếp đón đến với chương trình này.

Báo Công luận
Người tiêu dùng đến thăm nhà máy  

Đến với nhà máy của Acecook Việt Nam, khách tham quan được “mục sở thị” trực tiếp quy trình sản xuất mì ăn liền với các thiết bị triệu đô cùng hệ thống nhà xưởng khép kín, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất. Trung bình, mỗi nhà máy có chi phí đầu tư lên đến hơn 50 triệu USD, với tỷ lệ tự động hóa hơn 80% cùng năng suất sản xuất trung bình 600 gói và 420 ly mì mỗi phút trên một dây chuyền. Sở hữu công nghệ được chuyển giao hoàn toàn từ công ty mẹ tại Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia quản lý chất lượng người Nhật, mỗi năm, nhà máy của Acecook cung cấp gần 3 tỉ bữa ăn an toàn, an tâm cho người Việt.

.

Báo Công luận
Quy trình sản xuất mì ăn liền Acecook  

Thông qua hành lang bằng kính, người tiêu dùng có thể quan sát trực tiếp toàn bộ hoạt động bên trong nhà máy với 12 công đoạn sản xuất, từ khâu trộn bột tới việc hoàn chỉnh sản phẩm và đóng thùng.

Theo đó, nguyên liệu chính dùng để sản xuất mì ăn liền là bột lúa mì nhập khẩu, dầu cọ chất lượng cao và các loại gia vị, rau củ quen thuộc khác. Tất cả đều trải qua quá trình kiểm định, đảm bảo không biến đổi gen, không có dư lượng thuốc trừ sâu... trước khi đưa vào sản xuất.

Tại nhà máy, bột mì và gia vị sẽ được đưa vào thiết bị trộn bột khép kín, trộn đều cùng chiết xuất nghệ tươi để tạo màu vàng bắt mắt cho sản phẩm mì. Tiếp theo là từng bước sản xuất tỉ mỉ, cẩn trọng với công đoạn cán tấm, tạo sợi. Thật thú vị khi người tiêu dùng được cung cấp thông tin gợn sóng đặc trưng của mì ăn liền được hình thành là do việc tạo độ lệch tốc độ giữa dao cắt và băng chuyền di chuyển sợi mì.

Báo Công luận
Hướng dẫn người tiêu dùng tham quan thực tế  

Một sự thật khác được hé lộ là quá trình chiên mì không phải để làm chín vắt mì như mọi người vẫn hình dung như chế biến thực phẩm tại nhà, mà trước khi chiên, mì đã được hấp chín bằng hơi nước ở 100 độ C. Vì vậy, chiên chỉ là công đoạn làm giảm hàm lượng độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất để mì ăn liền có thể bảo quản được trong thời gian 5 - 6 tháng mà không bị nấm mốc.

Báo Công luận
Thử sản phẩm tại nhà máy  

Sau khi cấp gói gia vị, đóng gói, sản phẩm được kiểm tra chất lượng bởi hệ thống cân định lượng, dò dị vật, dò kim loại nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng là sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Báo Công luận
Người tiêu dùng tham quan nhà máy

Toàn bộ quy trình sản xuất mất khoảng 20 - 25 phút để cho ra được 1 sản phẩm mì ăn liền. Chứng kiến và cảm nhận sự đầu tư từ giá trị của nhà sản xuất đến sự chăm chút của từng cán bộ công nhân viên cho mỗi sản phẩm, người tiêu dùng hoàn toàn bị chinh phục và thay đổi suy nghĩ về sản phẩm mì ăn liền: Sử dụng để ăn liền nhưng cách làm của nhà sản xuất thì không “ăn liền” chút nào.

PV

Tin khác

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

(NB&CL) Việc tăng nhập khẩu, sau đó tổ chức các phiên đấu thầu sẽ giúp tăng nguồn cung trong nước, từ đó kéo giá vàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhập khẩu, tăng đấu thầu chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu sử dụng giải pháp này lâu dài sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

(CLO) 9h30 sáng nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

(CLO) Reuters đưa tin hôm thứ Tư (15/5), kho bạc Mỹ đã đe dọa hạn chế quyền truy cập của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) vào hệ thống tài chính nước này vì tổ chức được cho là vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp