ADB: "Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nhằm tăng ngân sách dự phòng"

Thứ tư, 22/09/2021 10:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia của ADB, nhằm tăng thêm ngân sách dự phòng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ, hoặc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, ngân sách dự phòng trung ương năm nay với 17.500 tỷ đồng đã được chi hết, trong khi đó nhu cầu chi cho phòng chống dịch COVID-19 còn rất lớn.

Trước hiện tượng này, nhiều chuyên gia đã kiến nghị hàng loạt giải pháp nhằm tăng nguồn ngân sách dự phòng, trong công tác chống dịch, ví dụ như tăng cường kiểm tra các cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế nhằm truy thu thuế, hoặc tăng một số khoản thuế,....

adb chinh phu co the phat hanh trai phieu nham tang ngan sach du phong hinh 1

Theo chuyên gia của ADB, nhằm tăng thêm ngân sách dự phòng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ, hoặc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Về vấn đề này, Andrew Jeffries, chuyên gia của ADB cho biết: “Như Bộ Tài chính đã giải thích, nguồn ngân sách hết là ngân sách dự phòng, đây là nguồn ngân sách chi cho các công tác bất ngờ, như dịch bệnh chẳng hạn. Điều đó không có nghĩa toàn bộ nguồn Ngân sách Nhà nước cạn kiệt”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn hết sức phức tạp như hiện nay, thêm vào đó, các biến chủng dịch bệnh mới đang tạo ra áp lực phục hồi của nhiều nền kinh tế, bắt buộc Chính phủ phải huy động thêm nguồn lực để tăng ngân sách dự phòng, phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, như mua vắc-xin, hay hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, ông Andrew Jeffries kiến nghị, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu thông qua đồng nội tệ, thay vì phải quy ra đồng ngoại tệ mạnh. Việc làm này có thể giúp Chính phủ huy động ngân sách nhanh hơn.

Ngoài ra, hiện nay, tổng nợ công trên GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, nên Chính phủ Việt Nam có thể huy động thêm các nguồn vay mới, thông qua các tổ chức quốc tế.

“Nhìn tổng thể, kinh tế Việt Nam vẫn có rất nhiều tiềm năng và dư địa tăng trưởng, do đó, sức thanh khoản vẫn sẽ không có vấn đề gì. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc các kênh huy động vốn nêu trên trong ngắn hạn, nhằm tăng nguồn kinh phí chống dịch”, ông Andrew Jeffries cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết: Trong 8 tháng đầu năm 2021, nguồn ngân sách của Việt Nam vẫn có thặng dư, nên có thể chuyển nguồn sang ngân sách dự phòng.

“Tất nhiên, trong bối cảnh phức tạp sẽ tạo ra áp lực cho ngân sách. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ngân sách Việt Nam hiện vẫn chưa có vấn đề gì”, ông Cường nói.

Bàn về giải pháp tăng thêm nguồn ngân sách, ông Cường cho rằng, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét giải pháp của Thái Lan, bằng cách nâng mức trả nợ công để tăng thêm nguồn ngân sách.

Trước đó, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào dự phòng ngân sách Trung ương, để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, để có thêm 14.620 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm 10% chi thường xuyên, tức cắt giảm các khoản chi cho các bộ, ngành… 

Theo Luật Ngân sách, muốn bổ sung vào dự toán ngân sách, phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép. Bởi dự toán này đã được Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội ban hành rồi. Vì thế Chính phủ mới phải trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

“Tại phiên họp, tôi đề cập ngân sách dự phòng đã hết tiền, là mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm để cấp kinh phí phòng chống dịch”, ông Phớc nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô