ADB: Kinh tế châu Á đang phục hồi, nhiều người vẫn cảm thấy khó thoát nghèo cùng cực

Thứ tư, 24/08/2022 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 24/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có báo cáo về tình hình nghèo khổ ở châu Á sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19.

Theo ADB, đại dịch COVID-19 đã kéo dài cuộc chiến chống nghèo khổ ở châu Á và Thái Bình Dương ít nhất thêm hai năm, và nhiều người dân trong khu vực có thể nhận thấy việc thoát nghèo khó khăn hơn.

ADB nhận định: Nếu đại dịch không xảy ra, mục tiêu giảm tỷ lệ người nghèo cùng cực, sống dưới 1,9 USD/ngày có thể đạt được vào năm 2020. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm gián đoạn quá trình này, bất chấp kinh tế thế giới đang phục hồi.

adb kinh te chau a dang phuc hoi nhieu nguoi van cam thay kho thoat ngheo cung cuc hinh 1

Kinh tế châu Á đang phục hồi, nhiều người vẫn cảm thấy khó thoát nghèo cùng cực. (Ảnh: Washington Post)

Cũng theo ADB, đại dịch đã tồi tệ thêm các loại hình nghèo khổ ngoài thu nhập, ví dụ như mất an ninh lương thực và tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục không đầy đủ.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park chia sẻ: Người nghèo là người dễ tổn thương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19. Trong khi các nền kinh tế đang phục hồi, rất nhiều người có thể nhận thấy rằng việc thoát nghèo thậm chí còn khó khăn hơn trước kia.

“Do đó, các chính phủ trong khu vực cần tập trung vào khả năng chống chịu, đổi mới sáng tạo và tính bao trùm để cung cấp cơ hội kinh tế đồng đều hơn và sự dịch chuyển xã hội lớn hơn cho tất cả mọi người”, chuyên gia ADB nói.

Tới năm 2030, ADB dự báo tỷ lệ nghèo cùng cực trong khu vực được kỳ vọng giảm còn dưới 1%. Đồng thời, dự kiến khoảng 25% dân số sẽ vươn lên ít nhất là tầng lớp trung lưu, được định nghĩa là có thu nhập hoặc tiêu dùng trung bình theo ngày từ 15 USD trở lên, điều chỉnh theo sức mua tương đương. 

Tuy nhiên, triển vọng này bị đe dọa bởi những khác biệt trong dịch chuyển xã hội, cũng như những yếu tố bất ổn khác, như lạm phát đình đốn, xung đột tiếp diễn liên quan tới những tác nhân chủ chốt toàn cầu, mất an ninh lương thực gia tăng và các cú sốc giá năng lượng.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới tương đương khoảng 240 triệu USD; vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024 (kế hoạch đề ra 200 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô
Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô