Afghanistan không thể trả tiền cho các nhà cung cấp điện

Chủ nhật, 22/05/2022 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Uzbekistan và Tajikistan không thể thu hồi khoản nợ trị giá 100 triệu USD tiền điện cung cấp cho Afghanistan vì nước này không thể chuyển tiền mặt.

“Chúng tôi muốn thanh toán khoản nợ này, nhưng vấn đề là ở các ngân hàng”. ông Akhtar Mohammad Nusrat, phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Nước của Afghanistan ngậm ngùi phát biểu.

Theo Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR), một cơ quan giám sát do Quốc hội Mỹ bổ nhiệm, Afghanistan nhập khẩu hơn 80% điện năng với chi phí khoảng 220 triệu USD mỗi năm.

afghanistan khong the tra tien cho cac nha cung cap dien hinh 1

Một người bán hàng rong ở nói chuyện với khách tại khu chợ đường phố ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP.

Được biết, quốc gia tại lục địa Trung Á Uzbekistan là nhà cung cấp điện lớn nhất của quốc gia này. Năm nay, Uzbekistan chiếm khoảng một nửa lượng điện nhập khẩu của Afghanistan, trong khi Tajikistan chiếm phần lớn còn lại.

Được biết, cả hai quốc gia này đều có các thỏa thuận cung cấp điện dài hạn được ký kết trước khi Taliban nắm quyền và được cập nhật thường xuyên.

Với 100 triệu USD, Uzbekistan đã đồng ý cung cấp cho Afghanistan 2 tỷ kilowatt điện trong năm nay. Bên cạnh đó, Tajikistan cũng đã bằng lòng cung cấp 1,5 tỷ kilowatt giờ để đổi lấy 69 triệu USD.

Thế nhưng, câu hỏi lớn vẫn được đặt ra rằng khi nào 2 quốc gia này sẽ nhận được khoản tiền thanh toán đã giao dịch trước đó.

Cả Uzbekistan, quốc gia có mối quan hệ thân thiện với Taliban, hay Tajikistan, hiện đều chưa “tắt đèn” khi các khoản thanh toán tiền điện chưa được thực hiện, đây chính là niềm may mắn cho các nước láng giềng biên giới của họ.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn cung cấp điện từ Trung Á có nguy cơ khiến hơn 10 triệu người Afghanistan phải “chìm trong bóng tối” về cả nghĩa bóng và nghĩa đen.

Hãng tin TOLOnews chia sẻ rằng không cho biết mỗi quốc gia phải gánh bao nhiêu nợ, mặc dù Uzbekistan sẽ phải chịu phần lớn ảnh hưởng từ động thái này.

Công ty kinh doanh điện DABS (Afghanistan) đã trả 6 triệu USD cho Tajikistan vào tháng 1 và tháng 2, bù đắp khoản nợ 33 triệu USD vào đầu năm 2022.

Khoản thanh toán này khó có thể xoa dịu toàn bộ khoản nợ điện của Afghanistan cho hai nước láng giềng của họ, ước tính hiện vẫn còn khoảng 100 triệu đô la kể từ cuối năm ngoái.

Được biết, phương thức mà Afghanistan chuyển tiền thanh toán điện cho Tajikistan không được tiết lộ.

Theo hãng tin TOLOnews, cựu Giám đốc điều hành DABS, ông Amanullah Ghalib đổ lỗi cho cuộc chiến ở Ukraine đã làm phức tạp thêm thủ tục thanh toán liên ngân hàng cho các nước láng giềng của Afghanistan.

Điều đó có thể đúng, nhưng các biện pháp trừng phạt chống lại Taliban và vấn đề đi kèm dẫn đến thiếu kinh phí chính phủ trầm trọng chắc chắn là một vấn đề lớn hơn.

afghanistan khong the tra tien cho cac nha cung cap dien hinh 2

Người dân Afghanistan tại một góc phố. (Nguồn: Victor J. Blue/The New York Times).

Theo SIGAR, Taliban "đang gặp phải tình trạng thiếu hụt doanh thu trầm trọng làm suy giảm khả năng cung cấp điện năng tại địa phương và từ bên ngoài cho lưới điện."

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các hóa đơn tiền điện chưa thanh toán của Afghanistan và việc đóng băng tài sản vào cuối năm ngoái, cũng như sự sụt giảm đóng góp quốc tế sau khi Taliban nắm quyền.

Với suy nghĩ này, Uzbekistan đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế giải phóng tài sản của Afghanistan, để giúp giảm thiểu cuộc khủng hoảng nhân đạo của trên toàn quốc.

Lê Na (Theo Oil Price)

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp