Agribank đã sát cánh cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn như thế...

Thứ năm, 02/08/2018 14:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thương hiệu Agribank được định vị trong lòng công chúng là một trong những ngân hàng lớn, luôn đi đầu trong đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank luôn tiên phong thực hiện các chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi, miễn giảm lãi cho khách hàng đồng thời làm tốt công tác an sinh xã hội. Trong nhiều năm liền, Agribank được vinh danh là ngân hàng vì cộng đồng.

Agribank tiên phong thực hiện các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi
 
Tuy là một ngân hàng thương mại, phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đối tượng được Agribank ưu tiên lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác từ 1%-2%/năm. Một trong số những gói tín dụng ưu đãi đối với nông nghiệp nông dân nông thôn phải kể đến gói tín dụng hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính phủ trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank là ngân hàng đi đầu trong các hoạt động cụ thể hưởng ứng chủ trương trên.
 
Từ cuối năm 2011, Agribank đã bắt đầu triển khai cho vay đối với 11 xã được chọn thí điểm mô hình nông thôn mới, dư nợ ban đầu là 336 tỷ đồng và tổng số khách hàng là 8.293. Đến tháng 4/2012, Ngân hàng bắt đầu tiến hành cho vay diện rộng trên toàn quốc. Đến 30/9/2015, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank đạt 243.434 tỷ đồng (tăng 13,5% so với cuối năm 2014) và 2.508.915 khách hàng còn dư nợ. Chỉ sau 5 năm triển khai, Agribank đã cho vay xây dựng nông thôn mới đến 8.985 xã trên tổng số 9.001 xã trong cả nước... Để đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới, tháng 8/2016, Agribank đã chủ động ký thỏa thuận hợp tác với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động gồm: hỗ trợ vốn tín dụng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình chuỗi giá trị... 
Báo Công luận
 Agribank ký thỏa thuận hợp tác với Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho giai đoạn 2016-2020   
Agribank đã không ngừng bền bỉ, nỗ lực đưa vốn hiệu quả đến người dân, giúp nhiều miền quê thay da đổi thịt. Agribank cũng được vinh danh là “Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới”. Ngoài thế mạnh trong đầu tư cho “tam nông”, Agribank cũng luôn đi đầu trong thực hiện các chương trình tín dụng, chương trình trọng điểm và ưu tiên của Đảng và Chính phủ, trong đó có tín dụng cho các dự án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần cho sự phát triển bền vững kinh tế và môi trường.
 
Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp sạch từ nguồn vốn vay thương mại là một trong những hoạt động gắn với phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững. Agribank đã dành 50.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình này với lãi suất cho vay giảm 0,5%-1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo quy định của NHNN và của chính Agribank. Trên thực tế, Agribank là ngân hàng thương mại tiên phong trong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch trước khi có chương trình cho vay nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định 813/2017/QĐ-NHNN của NHNN. Tính đến 31/7/2017, dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank đạt 861 tỷ đồng. 
 
Ngân hàng cũng cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Quyết định 1050/QĐ-NHNN về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Agribank cũng đã triển khai mô hình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, như mô hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), mía (Khánh Hoà), ngô (Sơn La), hoa quả, rau an toàn ở khu vực Tây Nguyên…
 
Về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đối với việc cho vay ưu đãi để tái canh cây cà phê, nguồn vốn tín dụng được phê duyệt cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014-2020 lên tới 12.000-15.000 tỷ đồng. Agribank cam kết đến năm 2020 sẽ dành khoảng 10.000 tỷ đồng nguồn vốn trung và dài hạn, với lãi suất thấp hơn 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường, để cho vay tái canh cây cà phê...
 
Agribank miễn giảm lãi cho người dân và doanh nghiệp
 
Agribank luôn tiên phong trong thực hiện các văn bản hỗ trợ lãi suất của NHNN. Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với khách hàng, giúp khách hàng phục hồi và phát triển sản xuất.
 
Báo Công luận
 Agribank sát cánh cùng người dân trong phát triển sản xuất 
Riêng trong năm 2014, Ngân hàng đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các gói, các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư. Cụ thể, Ngân hàng dành 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh…
 
Trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các đối tượng khách hàng, triển khai 5 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc, với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5-1,5%/năm. Trong năm 2017 và 2018 Agribank đã áp dụng nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng; đưa ngân hàng lưu động xuống phục vụ tại xã cho bà con. Agribank đã triển khai 3 gói tín dụng lãi suất thấp hơn lãi suất điều vốn nội bộ để hỗ trợ cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với 2.200 khách hàng, số tiền trên 600 tỷ đồng. 
 
Bên cạnh đó, Agribank còn cho vay tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp có nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan được tiếp tục vay vốn để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp gặp thiên tai, dịch bệnh…
 
Agribank miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017; áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% lãi tồn đọng. Theo đó, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm cho khách hàng lên tới vài chục ngàn tỷ đồng. Như vậy, trong nhiều năm qua, Agribank đã rất tích cực chia sẻ khó khăn với khách hàng.
 
Mới đây nhất, kể từ ngày 10/1/2018, Agribank tiên phong thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Mức lãi suất cho vay vừa được điều chỉnh của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn theo Quyết định 1425/QĐ-NHNN ngày 7/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước...
 
Agribank thực hiện tốt công tác an sinh xã hội
 
Agribank là ngân hàng hết lòng vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dấu ấn của Agribank được thể hiện trên khắp các nẻo đường tới từng bản làng xa xôi trên dải đất hình chữ S. Người Agribank hướng đến cộng đồng bằng tất cả tấm lòng: trong từng chính sách tín dụng ưu đãi với khách hàng, trong từng hoạt động cụ thể hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân. Agribank được vinh danh là ngân hàng vì cộng đồng năm 2015, năm 2017...
  
Báo Công luận
 Agribank trao tặng nhà tình nghĩa cho hộ gia đình có công với cách mạng tỉnh Kiên Giang 
Agribank đã triển khai nhiều hoạt động từ thiện và an sinh xã hội: ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ ủng hộ lũ lụt, tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà văn hóa và xây dựng trường mầm non, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp khó khăn, cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng nhân ngày tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ... Tính từ năm 1988 đến hết năm 2016, tổng số tiền Agribank đã đóng góp vào các quỹ từ thiện xã hội và an sinh xã hội là hơn 2.191 tỷ đồng. Trong đó, năm 2013 Agribank dành hơn 347 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, năm 2015 hơn 349 tỷ đồng và năm 2016 là hơn 346 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội...
 
Đối với những ngư dân miền Trung bị thiệt hại trong sự cố môi trường trong những năm gần đây, Agribank đã kịp thời cung ứng vốn, miễn lãi suất đối với họ. Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Agribank đã miễn giảm lãi cho khách hàng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, hỗ trợ khách hàng vay vốn để chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp và chủ vựa cá vay thu mua tạm trữ với số tiền trên 63 tỷ đồng, ủng hộ 100 tấn gạo và 20 tỷ đồng đối với 4 địa phương trên để chia sẻ và động viên tinh thần ngư dân trong lúc khó khăn...
 
Cuối năm 2017, Agribank trao 4 tỷ đồng hỗ trợ người dân tỉnh Quảng Ngãi khắc phục thiệt hại do cơn bão số 10 và số 12 gây ra, đồng thời ủng hộ xây dựng 60 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Trước đó, nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân vượt khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất và sớm ổn định cuộc sống sau bão lũ cũng đã được Agribank triển khai tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế... 
 
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Agribank luôn tiên phong thực hiện tốt những chính sách miễn giảm lãi đối với doanh nghiệp và đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp nông dân nông thôn, đồng thời Agribank cũng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Agribank là một trong những ngân hàng lớn không chỉ bởi Agribank kinh doanh hiệu quả với khối tài sản khổng lồ, lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm... mà một phần cũng vì Agribank đã hết lòng vì cộng đồng: kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của chính mình... và Agribank là một trong những doanh nghiệp như thế.
 
Hương Giang

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm