Agribank Đắk Lắk: bất ổn & tai tiếng

Thứ sáu, 03/04/2015 06:50 AM - 0 Trả lời

Agribank Đắk Lắk: bất ổn & tai tiếng

(NB&CL) -Tây Nguyên vào những ngày cuối năm, tiết trời đẹp là vậy nhưng đi đến đâu chúng tôi cũng nghe dư luận rêu rao “tiếng xấu” của Agribank Đắk Lắk. Từ “tội đồ” gây nợ xấu, bè phái, gia đình trị đến hàng loạt các sai phạm trong việc tuyển dụng bừa bãi của ban lãnh đạo để thu lợi bất chính.

Báo Công luận 

Chưa đầy 100m đã có 3 phòng giao dịch của Agribank Đắk Lắk 

200 triệu đồng và... hơn 400 ghế?

Câu chuyện của chúng tôi với một chủ doanh nghiệp trên quốc lộ 26, phường Tân Hòa, TP. Buôn Mê Thuột bị cắt ngang, rồi dừng hẳn bởi một cô gái trẻ đến xin việc. Em này cho biết, mặc dù tốt nghiệp đại học ngành tài chính kế toán loại ưu nhưng để được làm việc trong hệ thống Agribank Đắk Lắk, gia đình phải vay mượn 200 triệu chi phí. Điều đáng nói là cùng hoàn cảnh như em còn có rất nhiều trường hợp tương tự nhưng tất cả đều cắn răng ngồi chờ cơ hội. Từ câu chuyện của em, chúng tôi đã lần tìm các manh mối khác để biết thêm những bất ổn của một “kho tiền” đang nằm trong sự bàn tán đặc biệt của dư luận suốt thời gian qua.

Trong quá trình xác minh, thu thập thông tin, tài liệu, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều người. Trong đó có một lãnh đạo Agribank của tỉnh láng giềng tỏ ra sành tin về Agribank Đắk Lắk cho biết, hiện nay con số nhân viên được nhận vào làm việc tại Agribank Đắk Lắk chưa ký hợp đồng chính thức đã lên tới gần 400 người. Với số lượng này, Agribank Đắk Lắk phải mất 20 năm mới vào được biên chế, đó là chưa kể ở đây thường xuyên tổ chức tuyển dụng mới.

Vị này còn cho biết thêm, nhóm hơn 400 nhân viên ngoài biên chế này Agribank Đắk Lắk không ký trực tiếp mà ký hợp đồng qua một công ty cung ứng lao động. Tế nhưng, phần lớn nhóm nhân viên này lại được đứng ra giao dịch cho vay với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng là điều hết sức nguy hiểm.

Cũng chính vị này tiết lộ, tại Agribank Đắk Lắk hiện đang tồn tại một hệ thống gia đình trị rất lớn, tất cả hiện đều nắm các vị trí chủ chốt. Từ giám đốc, giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch… đều là dòng họ. Đứng đầu các chi nhánh, phòng giao dịch nếu không con trai cũng là con gái, không rể cũng dâu, không cháu họ cũng cháu vợ… của Giám đốc Agribank tỉnh Đắk Lắk. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Agribank Đắk Lắk lại có trên 51 chi nhánh và phòng giao dịch nằm chen chúc, nhất là trong TP. Buôn Mê Tuột. Tậm chí cùng trên một cung đường lại mở nhiều chi nhánh. Điển hình Nơ Trang Long chưa đầy 100m đã có 3 phòng giao dịch của Agribank Đắk Lắk!

Dấu hiệu “đi đêm” với doanh nghiệp?

Trong năm 2009-2010, Agribank Đắk Lắk, Agribank Buôn Hồ có nhiều sai phạm trong quá trình cho Cty XNK Cà phê Đức Nguyên vay 35 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV XD Tám Đạt vay vốn.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, Agribank Đắk Lắk cho Cty Đức Nguyên vay 35 tỷ đồng nhưng tài sản thế chấp không đảm bảo, không căn cứ vào báo cáo tài chính hai năm liền kề để đánh giá, phân tích năng lực tài chính, xếp loại khách hàng là sai với quy định 1406/ NHNo-TD của Agribank.

Trong vụ này, Phó Giám đốc Agribank Đắk Lắk Phạm Xuân Cam và hai thuộc cấp phòng tín dụng là Nguyễn Đình Trường và Nguyễn Đình Phúc “bị qua mặt” bởi Giám đốc Cty Đức Nguyên Trần Đức Tọ, người đã lập khống số liệu báo cáo tài chính năm 2008, 2009 nhằm mục đích khai tăng lợi nhuận để những cán bộ ngân hàng biết hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từ đó phía Cty này có thể dễ dàng vay vốn từ phía ngân hàng.

Cụ thể, sai phạm từ chi nhánh ngân hàng Agribank Đắk Lắk cho Cty Đức Nguyên vay 35 tỷ đồng nhưng tài sản thế chấp không đảm bảo. Những cán bộ nêu trên đã không xem xét kỹ số liệu, hồ sơ của Cty Đức Nguyên cung cấp (cùng năm 2009 nhưng số liệu khác nhau, số thực lãi là 209,919,847 đồng; số kê khống lên tới 1.509,919,847 đồng); Agribank Đắk Lắk đã không căn cứ vào báo cáo tài chính hai năm liền kề để đánh giá, phân tích năng lực tài chính, xếp loại khách hàng và hậu quả là phía Cty Đức Nguyên còn nợ quá hạn Ngân hàng 33 tỷ đồng và chưa có phương án để giải quyết. Câu hỏi đặt ra là năng lực làm việc của cán bộ tín dụng, năng lực lãnh đạo của Phó Giám đốc Agribank Phạm Xuân Cam yếu kém hay cố tình phớt lờ các quy định, “đi đêm” với doanh nghiệp?

Liên tiếp là những sai phạm trong quá trình cho vay vốn, trước đó, vào ngày 01/7/2009 trong vai trò Giám đốc Agribank chi nhánh Krông Búk (nay là chi nhánh Buôn Hồ). Ông Phạm Xuân Cam cũng đã vi phạm quy định 1406/NHNo-TD của Agribank khi cho Cty Tám Đạt vay 3 tỉ đồng mà không có tài sản đảm bảo.

Theo như kết luận của cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ngày 11/4/2013 gửi Giám đốc Ngân hàng Agribank Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk, khẳng định sai phạm của những cán bộ thẩm định sai quy trình trong những vụ việc đã nêu, thực hiện cho vay vốn sai quy trình, mục đích mà trách nhiệm chính thuộc về ông Phạm Xuân Cam (nay là Phó Giám đốc Agribank Đắk Lắk).

Sai lớn nhưng xử nhẹ!?

Liên quan tới một vụ việc khác trong hoạt động cho vay vốn tại Agribank Đắk Lắk, theo như những thông tin mà chúng tôi được biết, trong thời gian gần đây Cty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk đã có đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tố cáo ông Phạm Xuân Cam người trực tiếp ký các hợp đồng cho Cty TNHHXD & TM Phúc Nguyên vay vốn sai so với quy định. Sai phạm của Phó Giám đốc Phạm Xuân Cam là rất lớn, hàng chục tỷ đồng của Nhà nước khó có khả năng thu hồi. Vì vậy, hậu quả gây ra là rất lớn nhưng chỉ “nghiêm túc rút kinh nghiệm” đã gây nên những bức xúc trong dư luận. Đây thật sự là điểm bất ổn ở Agribank Đắk Lắk hiện nay.

Gần đây, bà Lê Thị Ngọc Ánh- Phó TGĐ Cty Đầu tư XNK Đắk Lắk- cũng đã “hé lộ” những khuất tất của PGĐ Agribank Đắk Lắk Phạm Xuân Cam. Teo đơn tố cáo, hợp đồng “liên doanh đầu tư trồng mới cao su và các loại cây khác” (tại xã Cư Elang, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) với Cty Phúc Nguyên ngày 20/6/2008. Hợp đồng ghi rõ việc cam kết: “vốn, tài sản, đất đai mà hai bên đóng góp thuộc sở hữu chung, không bên nào được tự ý cầm cố, liên doanh với tổ chức cá nhân nào khác, thế chấp để vay vốn khi chưa có thỏa thuận thống nhất bằng văn bản giữa hai bên” nhưng phía Cty Phúc Nguyên đã thế chấp vay Ngân hàng Agribank Đắk Lắk 8 tỉ đồng vào ngày 25/3/2010, đáo hạn ngày 3/10/2013 và vay lần 2 ngày 4/10/2012 thế chấp tài sản gắn liền trên đất là 300 héc ta cao su (giá trị được thẩm định là 15 tỉ đồng). Một điều kỳ lạ là, tính đến thời điểm ngày 25/3/2010 và ngày 4/10/2012 thì diện tích cao su đã được trồng chỉ là 150 héc ta chứ không thể lấy đâu ra con số 300 héc ta, vậy nếu đúng như nội dung tố cáo bà Ánh cung cấp thì diện tích chênh lệch 150/300 héc ta mà Agribank Đắk Lắk đã thẩm định được “mọc lên” từ đâu thông qua quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng của chi nhánh Đắk Lắk?.

Một kẽ hở trong hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại bấy lâu nay, khi mà cán bộ tín dụng, người trực tiếp “tiến cử” khách hàng vào diện vay, cộng với việc làm đẹp hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp có thể vay hàng chục tỷ đồng mà không cần tài sản thế chấp. Hẳn dư luận vẫn chưa quên câu chuyện Cty Tương mại Phước Hưng tại thôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 3 chi nhánh ngân hàng và các cá nhân tại Đắk Lắk, tới thời điểm này tổng nợ lên tới gần cả trăm tỷ đồng của ba ngân hàng: Agribank chi nhánh Cư Mgar, VIB bank và SCB.

Sau khi chủ doanh nghiệp Phước Hưng bị khởi tố và bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “dư âm” để lại cho phía các ngân hàng liên quan vẫn còn đó. Riêng “phi vụ” này Agribank Cư Mgar đã phải “ôm hận” khoản nợ xấu 24 tỷ đồng.

Theo Kết luận điều tra vụ án của Công an tỉnh Đắk Lắk, đối chiếu với các quy định hiện hành của Agribank và giải trình của cán bộ liên quan, có thể thấy ở đây có kẽ hở lớn và đang tồn tại nhiều bất ổn cần được làm sáng tỏ để trả lại môi trường lành mạnh cho Agribank Đắc Lắc nói riêng và hệ thống ngân hàng trên toàn tỉnh nói chung.

                                                                                                                                    NHÓM PVPL

Tin khác

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức
Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khi triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải là đơn vị có thương hiệu của Việt Nam, phát huy và góp phần truyền bá bản sắc, truyền thống của dân tộc.

Tin tức
Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu rà soát hoạt động sản xuất, quản lý cấp phép, đăng ký sử dụng tem điện tử và tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm quy định về dán tem điện tử đối với rượu và thuốc lá,...

Tin tức
Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Giao thông vận tải kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư (doanh nghiệp, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký).

Tin tức
Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức