Agribank – Những bước tiến trong quá trình tái cơ cấu

Thứ bảy, 14/03/2020 14:17 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)

Sự kiện: Agribank

Khởi động tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2013, đến nay, toàn hệ thống Agribank đã và đang có những bước tiến quan trọng, vừa làm tròn nhiệm vụ chính trị của NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vừa hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, khẳng định quyết tâm củng cố nền tảng vững chắc, sẵn sàng cho lộ trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trọng tâm là các NHTM, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Agribank là NHTM đầu tiên được phê duyệt phương án cơ cấu lại, với sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN.

Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013 của Thống đốc NHNN, Agribank đã xây dựng và thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 1 (2013 - 2015) với nhiều biến chuyển tích cực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu quan trọng: Tập trung đầu tư cho “Tam nông”; Xử lý nợ xấu; Thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn; Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh phát triển dịch vụ... Tất cả đều nhằm mục đích hướng đến và phục vụ tốt hơn khách hàng.

Báo Công luận

Bước vào triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 cũng là thực hiện Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 gắn với xử lý nợ xấu và quá trình cổ phần hóa, áp dụng những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 1, tiếp tục thực hiện các giải pháp có hiệu quả, đến cuối năm 2019, Agribank đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo lộ trình, kế hoạch cơ cấu lại. Hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục có những chuyển động tích cực, quy mô kinh doanh được mở rộng và chất lượng được nâng cao. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản như tổng tài sản, dư nợ tín dụng, tổng nguồn vốn, lợi nhuận, kinh doanh dịch vụ đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định của NHNN; Hệ thống các cơ chế, chính sách, công cụ quản trị điều hành tiếp tục được củng cố, hoàn thiện đảm bảo chặt chẽ, an toàn, minh bạch. Rà soát, phân tích, đánh giá và điều chỉnh mạng lưới phù hợp với hiệu quả hoạt động, triển khai thành công giai đoạn 1 Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, hoàn thành việc mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC… Agribank đã thực sự vượt qua thời kỳ khó khăn, đứng vững trong cạnh tranh, tiếp tục triển khai các công việc liên quan chuẩn bị cổ phần hóa và sẵn sàng triển khai khi có quyết định phê duyệt.

Đến cuối năm 2019, các chỉ số về hiệu quả kinh doanh tăng cao. Lợi nhuận trước thuế hoàn thành 123% kế hoạch năm 2019, cao nhất từ trước đến nay. Tổng tài sản đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng; Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng; Thu dịch vụ đạt 6.400 tỷ đồng. Sau hai năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, kết quả thu hồi và xử lý nợ xấu của Agribank đạt gần 110.000 tỷ đồng, hoàn thành việc mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC. Agribank tiếp tục khẳng định sự kiên định của một thương hiệu gắn với sứ mệnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn, luôn tiên phong, chủ lực cung ứng tín dụng, sản phẩm dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực “Tam nông”.

Hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, năng lực tài chính của Agribank tăng dần qua các năm. Trong 3 năm liên tiếp (2016-2018), kể từ khi Tổng cục Thuế công bố danh sách xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Agribank đều có tên trong danh sách 20 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất cả nước.

Tiếp tục củng cố nền tảng vững chắc trước thềm cổ phần hóa

Thực hiện tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, nhìn chung, Agribank hoàn thành và hoàn thành trước thời hạn các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên còn hai mục tiêu quan trọng để hoàn thành rất cần sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, Ngành và Chính phủ.

Thứ nhất, về cấp bổ sung vốn điều lệ. Agribank hiện là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, trong 5 năm qua,  quy mô về tổng tài sản trên 1,4 triệu tỷ đồng, tăng trên 2 lần so với thời điểm năm 2015, nhưng Agribank chưa được ngân sách cấp bổ sung vốn điều lệ. Hiện nay, vốn điều lệ Agribank 30.518 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm 4 NHTM Nhà nước dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tiệm cận mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù Agribank đã chủ động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp II. Do vậy, nếu không được cấp vốn bổ sung, Agribank chỉ có thể tăng trưởng tín dụng đến hết quý I năm 2020 mặc dù có nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế và khả năng nguồn của Agribank hoàn toàn có thể đáp ứng.

Báo Công luận

Thứ hai, về vấn đề cổ phần hóa. Ngày 15/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, theo đó Agribank phải hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quy mô tài sản, mạng lưới, con người cũng như thực tế việc phê duyệt Phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất của Agribank hiện nay thì việc thực hiện đúng tiến độ cổ phần hóa là hết sức khó khăn.  

Để đảm bảo triển khai kịp thời công tác cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Agribank mong muốn Chính phủ sớm xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ từ Ngân sách nhà nước cho Agribank theo Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt và lộ trình triển khai; Hỗ trợ Agribank trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa, nhất là khi Ngân hàng có tổng tài sản rất lớn, riêng đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của Agribank đã tới gần 3 triệu m2, nguồn gốc hình thành đa dạng nhất. Thêm vào đó, số lượng khách hàng đông nhất với hàng chục triệu khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, nên các khoản phải thu, phải trả cũng nhiều nhất, do vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp của Agribank cũng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian nhất…

Để quá trình cổ phần hóa thành công, ngoài những nỗ lực tự thân, Agribank rất cần được Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành cùng tích cực hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tự chủ hơn trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh. Một khi được chuyển sang mô hình cổ phần hóa, Agribank sẽ càng thực hiện tốt hơn sứ mệnh vì “Tam nông” và có nhiều đóng góp tích cực hơn nữa đối với nền kinh tế đất nước.

PV

Tin khác

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm