Agribank và những khởi sắc của huyện nghèo 30a

Thứ ba, 16/10/2018 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Agribank là một trong những Ngân hàng Thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dòng vốn Agribank đã để lại dấu ấn rõ nét trên bức tranh làng quê Việt Nam với nhiều khởi sắc, đóng góp không nhỏ vào gam màu tươi sáng của nền kinh tế đất nước những năm qua. Đặc biệt, từ nguồn vốn Agribank, sự vào cuộc của các Bộ, ngành… nhiều hộ nghèo thuộc các huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh ra đời, nhằm góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững cho những huyện nghèo. Thời điểm năm 2008, Việt Nam có 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh thành trên khắp cả nước. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và tiến trình xóa đói giảm nghèo bền vững cho những huyện nghèo đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
 
Chỉ trong vòng 3 năm thực hiện (từ 2010 đến 2012), tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình đã lên tới 25.237,089 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước là 23.151,631 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo đã được nâng cấp, tạo tiền đề phát triển kinh tế địa phương. Cũng qua chương trình, nhiều công ăn việc làm được tạo mới cho người dân giúp tăng thu nhập, giảm nghèo, nâng cao dân trí; số hộ nghèo của 62 huyện đã giảm dần qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể: Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2%; năm 2012 giảm còn 9,6%; năm 2014 giảm còn 5,97%, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 4,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Báo Công luận
 Sức sống mới về trên huyện Mường Ảng - một trong những huyện nghèo nằm trong chương trình 30a
Đó là kết quả tất yếu của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Chênh lệch giầu nghèo đang là vấn đề lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc thu hẹp khoảng cách giầu nghèo, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng núi vùng sâu vùng xa có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội của nước ta.
 

Agribank dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước đã cùng ngành ngân hàng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nỗ lực chung ấy. Agribank luôn là ngân hàng đi đầu trong việc thực thi các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, nhằm đem đến nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cùng người nông dân vượt qua khó khăn, thoát nghèo, vươn lên làm giầu. 

Doanh số cho vay khách hàng của Agribank theo nghị quyết 30a khá cao và tăng đều qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Trong đó, cụ thể: Năm 2009 doanh số cho vay của Agribank đạt 354.111 triệu đồng với 16.224 khách hàng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.124.609 triệu đồng với 35.258 khách hàng; năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.450.109 triệu đồng với 30.829 khách hàng. Đặc biệt, đối với hai huyện nghèo là Mường Ảng và Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên, Agribank đã triển khai tài trợ 160 tỷ đồng góp phần đem đến cuộc sống mới cho người dân. Dấu ấn Agirbank thể hiện rõ trên những con đường nhựa, từng ngôi nhà ngói thay cho nhà tranh, trạm y tế và trường học mới khang trang… trên khắp các huyện nghèo của cả nước.

Trong giai đoạn 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đã có nhiều thay đổi. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 chủ yếu đo lường yếu tố thu nhập, thì tỷ lệ hộ nghèo cả nước dưới 5%. Đến giai đoạn 2016-2020 các tiêu chí đo lường hộ nghèo được bổ sung thêm các yếu tố về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh… theo đó tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên 9,88% đầu năm 2016. 

Trong đó, tổng số hộ nghèo trên địa bàn 64 huyện nghèo (62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và hai huyện nghèo theo Quyết định số 1791 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ) là 371.990 hộ chiếm tỷ lệ 50,43%. Từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước tiếp tục giảm nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có ngành ngân hàng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 6,7%, ước tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 6%. Đến nay, có 8 huyện nghèo theo nghị quyết 30a được thoát nghèo, đó là các huyện: Ba Bể (Bắc Kạn), Phù Yên và Quỳnh Nhai (Sơn La), Tân Sơn (Phú Thọ), Tân Uyên và Than Uyên (Lai Châu), Như Xuân (Thanh Hóa).

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn ngân sách trung ương phân bổ cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 41.449 tỷ đồng, với trên 90% nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong 2 năm 2016, 2017, ngân sách trung ương đã dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 14.584,211 tỷ đồng. Còn với Agribank, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ theo chương trình giảm nghèo bền vững theo nghị quyết 30a, đến hết năm 2016, Agribank đã cho vay hỗ trợ lãi suất đối với 42 huyện thuộc 17 tỉnh với doanh số 2.392.897 triệu đồng dành cho 36.611 khách hàng. Năm 2017 doanh số cho vay theo nghị quyết 30a của Agribank là 1.229.137 triệu đồng với 16.947 khách hàng. Đến 30/9/2018, tổng dư nợ của khách hàng tại Agribank theo nghị quyết 30a là: 1.972.667 triệu đồng với trên 37.538 khách hàng còn dư nợ.
  
Báo Công luận
 Agribank thực hiện song hành nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho khu vực "tam nông" 
Ngoài thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi theo nghị quyết 30a của Chính phủ, Agribank còn thực hiện song hành nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác cho khách hàng thuộc khu vực “tam nông”. Những chương trình đó là: chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo các Quyết định 63,65,68 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay theo Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản; cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên, cho vay xây dựng Nông thôn mới; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với quy mô nguồn vốn 50.000 tỷ đồng… Tính đến 30/9/2018, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 950 nghìn tỷ đồng phục vụ trên 4 triệu khách hàng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt gần 675 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank với 3,3 triệu khách hàng.
 
Hương Giang

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương