Ai là "quán quân" trong cuộc đua tăng vốn điều lệ ngành ngân hàng?

Chủ nhật, 02/05/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đến năm 2022, vốn điều lệ của VP Bank sẽ vượt 75.000 tỷ, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất, vượt xa cả nhóm big4 ngân hàng, Techcombank...

Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên của VPBank, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ đồng và có thể tăng lên đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021.

Vốn chủ sở hữu của VPBank sẽ tăng mạnh dựa vào một số nguồn thu trong năm nay bao gồm: bán 50% vốn tại FE Credit, lợi nhuận năm 2021 và cơ hội gia tăng lợi nhuận đến từ bảo hiểm. Chủ tịch HĐQT VPBank cũng nói thêm, hiện kế hoạch lợi nhuận là hơn 16.600 tỷ đồng nhưng HĐQT cũng đang áp lực lên Ban điều hành để vượt mục tiêu này.

"Với lượng vốn như vậy, năm 2022, dự kiến ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng", ông Dũng nói.

Ngoài VPBank, nhiều ngân hàng lớn khác cũng muốn tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2021.

VP Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất.

VP Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, khả năng sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất.

Chẳng hạn, ACB tăng hơn 5.400 tỷ lên hơn 27.019 tỷ; SHB tăng hơn 3.700 tỷ lên hơn 21.300 tỷ (tương đương tăng 21% so với vốn điều lệ hiện tại); HDBank tăng hơn 4.000 tỷ lên 20.111 tỷ đồng;…. Hầu hết những ngân hàng này chọn tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Tại Techcombank cũng đã báo cáo cổ đông việc tăng vốn điều lệ lên 35.109 tỷ đồng, tăng thêm 0,17%, với kế hoạch phát hành 6,0 triệu cổ phiếu trong chương trình lựa chọn phát hành, bán cổ phần cho người lao động.

Năm nay, MB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.688 tỷ đồng lên 38.675 tỷ đồng - cao hơn mức vốn điều lệ của Techcombank hiện nay.

Tại nhóm Big4 ngân hàng, đầu tiên là Vietcombank dự kiến năm 2021 phát hành thêm 1,3 tỷ cổ phiếu, nâng vốn lên điều lệ lên mức 50.401 tỷ đồng.

BIDV cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên mức 48.524 tỷ bằng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Tại Vietinbank, trình cổ đông hai phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm 2020. Ở cả hai phương án, tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt đều là 5%, nhưng phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu có sự khác biệt, tùy vào tiến trình tăng vốn.

Phương án 1 là tại thời điểm chia cổ tức, VietinBank chưa hoàn thành tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế, trích các quỹ năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt của năm 2019. Vốn điều lệ khi thực hiện chia cổ tức là 37.243 tỷ đồng. Khi đó, VietinBank sẽ chia cổ tức tiền mặt 5% vốn điều lệ (1.861,7 tỷ đồng) và chia cổ tức 17,7% bằng cổ phiếu (6.618 tỷ đồng).

Phương án 2 là tại thời điểm chia cổ tức, VietinBank đã hoàn thành tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế, trích các quỹ năm 2017-2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019. Vốn điều lệ khi đó là hơn 48.000 tỷ đồng. Trong trường hợp này, VietinBank trình cổ đông phương án chia cổ tức tiền mặt 5% (2.402 tỷ) và cổ tức bằng cổ phiếu là 12,6% (6.077 tỷ đồng).

Nhóm ngân hàng tầm trung như OCB muốn tăng hơn 3.400 tỷ đồng lên hơn 14.400 tỷ; VIB tăng hơn 4.900 tỷ lên gần 16.000 tỷ; MSB tăng hơn 3.500 tỷ lên 15.200 tỷ; SeABank tăng hơn 3.100 tỷ lên 15.200 tỷ đồng.

Hay một số ngân hàng nhỏ như BacABank cũng đặt mục tiêu tăng vốn thêm hơn 400 tỷ đồng để đưa vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý tại Eximbank, sau khi tất toán xong trái phiếu VAMC, ngân hàng đề xuất NHNN chấp thuận cho Eximbank được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021. Sau khi được NHNN chấp thuận, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể. Như vậy, sau 10 năm vốn điều lệ giữ nguyên mức hơn 12.300 tỷ đồng, lần đầu tiên Eximbank lên kế hoạch tăng vốn từ chia cổ tức.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định , những quy định an toàn vốn theo Basel II buộc các ngân hàng phải có đủ năng lực tài chính để dự phòng rủi ro tín dụng trong tương lai. Hạn mức tín dụng được xác định trên vốn tự có, do đó, không tăng được vốn, đồng nghĩa là cánh cửa cho vay sẽ khép lại.

Bởi vậy, ngay cả những ngân hàng đã tăng vốn thành công vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược bởi vốn càng lớn, khả năng trụ vững của ngân hàng càng cao.

Hà Anh

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm