Alan Travis: "Công việc vẫn chưa thay đổi. Vẫn là đưa tin và nói lên những câu chuyện"

Thứ sáu, 20/04/2018 12:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Alan, trưởng ban nội chính của tờ The Guardian đã có những chia sẻ của mình sau 34 năm gắn bó với tờ báo.

Báo Công luận
 Alan Travis. Ảnh: TG

Alan Travis gia nhập The Guardian vào năm 1984 và nhanh chóng trở thành phóng viên mảng nội chính trước khi trở thành trưởng ban vào năm 1992. Trước khi rời đi, ông đã có buổi nói chuyện nhìn lại chặng đường gắn bó với tờ báo và giải thích vì sao ông không muốn làm việc tại nơi khác.

Ông có nhớ ngày đầu tiên tới làm tại Guardian?

Đó là tuần xảy ra cuộc đình công của dân làm mỏ, và ngay trong tuần đầu tôi đã được cử tới Tilbury để đưa tin về vụ việc. Tôi đã có ngay bài viết lên trang chính. Không phải một khởi đầu quá tệ.

- Ông có thể tóm tắt về Guardian trong 1 câu?

Đây là một trong những tổ chức thông tin hàng đầu thế giới. 

Trong thời gian làm việc ở ban nội chính, có câu chuyện nào ông đặc biệt tự hào vì đã được đăng?

Hé lộ những kế hoạch về chính sách nhập cư sau Brexit của Bộ Nhà ở và kế hoạch,những bài viết về tình trạng trong các nhà tù của nước Anh và tốc độ tăng trưởng chóng mặt của thế giới số.

Trong khoảng thời gian này, ông nhận định ai là vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tốt nhất và dở nhất?

Tôi đã từng đưa tin về 10 vị Bộ trưởng Nhà ở và 7 Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trong số đó David Blunkett là đỉnh nhất. Không phải vì ông có một tư tưởng mở, nhưng vì ông đã có những chính sách cải cách, một cái nhìn nghiêm túc về việc giải quyết những vấn đề cũng như biết cách kết nối với người dân, dù cho những giải pháp ông đưa ra thường có nhiều thiếu sót.

Vị dở nhất có lẽ là Muchael Howard. Ông có tài năng hơn rất nhiều, nhưng những câu trả lời của ông về vụ sát hại James Bulger đã khiến nước Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn, các nhà tù bị nhân đôi số người và những hậu quả vẫn còn tới tận bây giờ.

Ông sẽ nhớ nhất điều gì ở tờ Guardian?

Tôi sẽ nhớ quang cảnh tập nập của tờ báo, cũng như việc Guardian đưa ra một nền tảng hiệu quả để đưa tin về đời sống chính trị và tạo nên sự khác biệt.

Nhà báo nào ông từng làm việc cùng khiến ông ngưỡng mộ nhất?

Có những thế hệ trẻ tại tòa soạn như Rob Booth, Amelia Gentleman hay Juliette Garside là những người đang làm việc phi thường hiệu quả, đưa tin theo những cách thức của riêng họ.

 Công việc đưa tin về chính phủ đã thay đổi thế nào kể từ khi ông tiếp quản chức vị Trưởng ban?

Khi tôi mới bắt đầu đưa tin về chính phủ, Trưởng ban của tôi đã mời tôi đi ăn trưa, nói với tôi về tất cả những chủ đề chính đang diễn ra, cho tôi cập nhật nhanh chóng về những gì sắp diễn ra. 

Vị Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên là Ken Clarke rồi tới Michael Howard sẽ tổ chức các buổi họp báo hàng tuần cho các phóng viên chuyên sâu, nơi họ có thể đặt những câu hỏi chuyên sâu, kèm theo đó là các thông tin về hoạch định tương lai với các chính sách chống tội phạm, nhập cư và nhiều thứ khác.

Rồi đảng Lao động tiếp quản chính phủ vào năm 1997, với Jack Straw và David Blunkett, và bạn có cảm giác tham gia vào một cuộc tranh luận quốc gia, nơi mà bạn có thể quy trách nhiệm cho những chính trị gia. Tôi vẫn nhớ như in một cuộc họp báo mà ông Straw khi mà ông xuất hiện muộn 1 tiếng. Ông  xin lỗi và giải thích rằng ông đã phải đưa con mình tới sở cảnh sát vì một số nghi ngờ sử dụng chất kích thích.

- Vậy còn bây giờ thì sao?

Những Bộ Nội vu hay Tư pháp hiện nay đã hoàn toàn đóng mình, với rất ít thông tin được chia sẻ cho báo giới, thậm chí các quan chức cấp cao của Bộ cũng rất khó gặp mặt. Hầu hết mọi thông tin và yêu cầu đều thông qua một cố vấn đặc biệt của Bộ, có nghĩa rằng sẽ mất tới hàng giờ trước khi có một câu trả lời ngớ ngẩn nhất mà tất cả mọi người đều có thể đoán được.

Vẫn còn một vài viên ngọc quý còn sót lại trong văn phòng báo chí của các Bộ này, những người nỗ lực đảm bảo rằng họ biết về vấn đề liên quan và hoàn toàn tự tin bàn bạc với bạn một cách thoải mái mà không hề có tính chất đối đầu. Những trải nghiệm gần đây của tôi với văn phòng báo chí lại không hề tốt đẹp như vậy. 

 Ông có lời khuyên nào cho những phóng viên mới vào nghề không?

Hãy tìm ra thứ gì mà không ai trong tòa soạn biết và biến nó thành của riêng bạn. Tôi tôn thờ những nhà báo chuyên sâu. Nó sẽ có ích cho bạn xuyên suốt sự nghiệp. 

Báo chí đã có những thay đổi thế nào từ khi ông vào nghề tới nay?

Khi tôi mới bắt đầu, sẽ là những cuộc điện thoại, những máy đánh chữ cũ rích. Giờ đây là những ứng dụng, là Internet, là di động. Thế nhưng công việc vẫn là vậy. Vẫn là đưa tin và kể những câu chuyện mà độc giả cần nghe.

Theo ông tờ Guardian cần tập trung gì trong 10 năm tới?

Tôi muốn thấy một tố chất của tờ Guardian được giữ nguyên, nhưng vẫn có những đột phá trong kỷ nguyên công nghệ.

 Cảm ơn ông!


Hoàng Việt (Theo Guardian)

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo