Đọc "ẩm thực" của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung:

Ân cần với Hà Nội từ những điều tưởng như rất nhỏ

Thứ ba, 13/04/2021 15:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Tuyết Nhung - nguyên Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Đài PT-TH Hà Nội được biết đến là người đau đáu với việc lưu giữ vốn quý ẩm thực Hà thành. Tâm huyết ấy được thể hiện rất rõ trong cuốn sách “Hà thành hương xưa vị cũ”.

Nhà báo Tuyết Nhung

Nhà báo Tuyết Nhung

Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện cùng nhà báo Tuyết Nhung.

- Cái tên cuốn sách “Hà thành hương xưa vị cũ” nghe khá thú vị, tôi tò mò về thứ "hương xưa vị cũ" liệu có gì để thu hút độc giả hôm nay, thưa chị?

+ Thực ra là tôi thường có thói quen viết và đưa lên Facebook nhiều bài viết về ẩm thực Hà Nội để chia sẻ với mọi người. Từ đó, bạn bè, đồng nghiệp, nhất là các thầy cô giáo cũ của tôi liên tục khích lệ tôi tập hợp lại và biên soạn một cuốn sách. “Hà thành hương vị xưa cũ” được chia thành 2 phần: “Ký ức từ căn bếp phố cổ” và “Miếng ngon từ làng ra phố”. Phần 1 của cuốn sách kể về những kỷ niệm gia đình với nỗi nhớ mẹ, nhớ chị em, nhớ một thời xa xưa. Phần 2 là những kiến thức về văn hóa ẩm thực mà tôi thu nạp và trải nghiệm. Cuốn sách được tôi tập hợp những bài viết trên cả 3 loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình, báo viết trong suốt gần 40 năm làm báo của mình và được tôi biên tập lại trong suốt gần 2 năm.

Nội dung cuốn sách tập trung tư liệu xung quanh căn bếp, xung quanh bữa ăn của người Hà Nội trong những năm nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu thế kỷ 21. Các món ăn giới thiệu trong cuốn sách này đều rất gần gũi với mọi người. Ở cuốn sách này, tôi không có ý định hướng dẫn nấu ăn, không quy ra định lượng hay công thức cụ thể để nấu một món ăn nào cả. “Hà thành hương xưa vị cũ” đúng như tên của nó, là một cuốn sách có tính du khảo một tập hợp những ấn tượng của tôi về các món ăn quanh Hà Nội, từ sang trọng đến dân dã, từ truyền thống nguyên bản đến cái mà tạm gọi là cải cách trong thời kỳ Hà Nội mở cửa và hội nhập mạnh mẽ với các vùng miền.

Cuốn sách

Cuốn sách "Hà thành hương vị xưa cũ"

Thưa nhà báo, tại sao trong rất nhiều vấn đề của văn hóa, chị lại mê đắm với nghệ thuật ẩm thực nơi mảnh đất kinh kỳ phồn hoa vậy?

+Tôi là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau này lại công tác tại Đài PT-TH Hà Nội nên có thể nói mảnh đất này luôn đong đầy thương nhớ với tôi. Khi còn làm việc tại Đài PT-TH Hà Nội, tôi luôn trăn trở về cách thể hiện tình yêu Hà Nội như thế nào cho khán giả đồng cảm cũng như khơi gợi tình yêu ra sao để thế hệ trước, thế hệ sau cảm thông và thấu hiểu, trong đó lĩnh vực văn hóa ẩm thực là điều rất lưu tâm.

Trong suốt nhiều năm tôi đã đi tất cả mọi ngóc ngách Thủ đô, tôi đã cố công tìm đến những địa chỉ tinh hoa nhất, danh tiếng nhất, để hiểu thêm nghệ thuật ẩm thực đất kinh kỳ. Tôi bị cuốn hút với ẩm thực Hà Nội cũng bởi tình yêu với những món ăn mà bà và mẹ đã dạy cho tôi trong bao năm. Với tôi những kỷ vật làm bếp của người mẹ để lại, từ cái mâm đến cái bát, cái muôi là vô giá, bởi nó gắn bó với tôi suốt những năm sống bên mẹ, là cả bầu trời thương nhớ. Cũng vì lẽ đó đề tặng trong cuốn sách này, tôi đã viết “Kính dâng mẹ” để tri ân người mẹ yêu quý của mình.

-Như chị chia sẻ thì căn bếp thời bao cấp gắn bó với chị thật sâu sắc?

+Tất nhiên chúng ta không thể ca tụng thời bao cấp đói khổ, nheo nhếch. Nhưng thời đó lại cứ để lại cho ta nỗi nhớ không tả nổi. Căn bếp với tôi luôn là điều kỳ diệu, là hình bóng của mẹ, của dì, là những lúc bé hai chị em nấu cơm. Tôi nhớ chạn bát đã có trong căn bếp tối từ lúc tôi sinh ra và lớn lên, trưởng thành. Khi lấy chồng rồi trở về nhà đã thấy tủ nhôm kính sáng loáng lại khiến mình nhớ căn phòng bếp tối vô cùng. Có thể nói bữa cơm và căn bếp tối ấy luôn thắm đượm tình gia đình, nuôi ta khôn lớn và tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn.

-Chị là một nhà báo vậy việc chị ra cuốn sách chắc hẳn sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều đồng nghiệp, trong những nhận xét của họ về cuốn sách này chị thấy ấn tượng với nhận xét nào?

+Nhà báo Phạm Thanh Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Phụ nữ Mới đánh giá: “Hà thành hương vị xưa cũ” là một tập hợp các bài khảo cứu văn hóa công phu hết sức đáng trân trọng. Lịch sử Hà Nội phần nào hiện lên từ những món ăn gắn với phong tục, với lễ hội, từng làng, từng vùng. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã mang vào sách của mình những năm tháng Hà Nội biến thiên, thay đổi, có cái buồn của một người con gái Hà Nội gốc mang nhiều hoài niệm, nhưng cũng có nhiều sự hiểu biết và chấp nhận khác biệt. Rồi như PGS.TS Ngô Văn Giá (nguyên Trưởng khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa) nhận xét: “Đọc các trang viết về ẩm thực Hà Nội của Vũ Thị Tuyết Nhung, tôi được hiểu thêm về Hà Nội. Và nhất là yêu thêm Hà Nội, ân cần với Hà Nội từ những điều tưởng như rất nhỏ”. Tôi rất cảm ơn các bạn đồng môn và đồng nghiệp đã động viên và khích lệ.

-Trong vấn đề bảo tồn và gìn giữ những món ăn Hà thành hiện nay, chị có còn những băn khoăn, trăn trở gì?

+Tôi nghĩ Hà Nội có bề dày văn hóa nghìn năm, trong đó, kho tàng văn hóa ẩm thực rất phong phú, đa dạng và đặc sắc. Cho nên thế hệ hôm nay cần phải học hỏi và bảo tồn, cần phải lan tỏa và phát huy, để cho truyền thống ấy không bao giờ mai một. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng phải hội nhập với thế giới. Những việc làm của tôi là rất nhỏ bé nhưng hy vọng sẽ khiến cho thế hệ trẻ hôm nay thêm hiểu biết và  trân quý về một thời đã qua của ông bà, tổ tiên, bồi đắp thêm tình yêu với gia đình, quê hương và đất nước .

- Xin trân trọng cám ơn chị!

Ngô Khiêm (thực hiện)

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo