Ấn Độ bắt nhà báo vì cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thứ bảy, 19/09/2020 22:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cảnh sát Ấn Độ hôm thứ Bảy cho biết họ đã bắt giữ một nhà báo tự do ở địa phương vì cáo buộc anh ta chuyển “thông tin nhạy cảm” cho các sĩ quan tình báo Trung Quốc.

Từ trái qua phải: Qing Shi, nhà báo tự do Rajeev Sharma và Sher Singh, ba người bị cảnh sát Ấn Độ bắt đầu tuần này liên quan đến vụ bán thông tin mật. Ảnh: Indiatimes

Từ trái qua phải: Qing Shi, nhà báo tự do Rajeev Sharma và Sher Singh, ba người bị cảnh sát Ấn Độ bắt đầu tuần này liên quan đến vụ bán thông tin mật. Ảnh: Indiatimes

Bài liên quan

Trong một tuyên bố, Cảnh sát New Delhi cho biết, Rajeev Sharma 61 tuổi đã bị bắt vào đầu tuần này và các sĩ quan đã thu giữ một số tài liệu mật liên quan đến bộ quốc phòng Ấn Độ từ nơi ở của nhà báo này.

Một phụ nữ Trung Quốc và đối tác người Nepal của cô ấy cũng bị bắt vì bị cáo buộc cung cấp cho Sharma “số tiền lớn” để “chuyển thông tin cho tình báo Trung Quốc”.

“Khi bị thẩm vấn, Rajeev Sharma đã tiết lộ sự tham gia của anh ta trong việc thu mua thông tin bí mật/ nhạy cảm và tiếp tục chuyển tải điều tương tự đến những người thuê anh ta ở Trung Quốc”, Phó Ủy viên Cảnh sát của New Delhi, Sanjeev Kumar Yadav, cho biết trong tuyên bố.

Cũng theo ông này, từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020, Sharma đã nhận được hơn 3 triệu rupee Ấn Độ (40.799,67 USD) từ một trong những người thuê mình.

Cảnh sát New Delhi cho biết, Sharma được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin về các vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc và các vấn đề khác trong những năm gần đây.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận về sự kiện này.

Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng tại biên giới của họ ở khu vực Hymalaya.

Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trở nên tồi tệ kể từ một cuộc đụng độ hồi giữa tháng 6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc chịu "ít hơn nhiều" so với 20 người chết do quân đội Ấn Độ gây ra trong cuộc đụng độ, theo một tweet trong tuần này của Tổng biên tập Global Times, được xuất bản bởi Nhân dân Nhật báo. 

Trong những tháng gần đây, Ấn Độ đã cấm một số ứng dụng của Trung Quốc và khiến các công ty Trung Quốc khó đầu tư hơn.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo