Ấn Độ: Chiến sự Nga - Ukraine cướp đi vẻ “hào nhoáng” của thành phố kim cương

Thứ sáu, 27/01/2023 09:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiến tranh Nga-Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tại thành phố Surat ở miền tây Ấn Độ, khiến hàng nghìn công nhân ngành kim cương mất việc làm.

Mahesh Patel, 41 tuổi, đã cắt và đánh bóng kim cương trong gần hai thập kỷ cho nhiều công ty khác nhau ở thành phố Surat, một trong những trung tâm đánh bóng loại đá quý lớn nhất thế giới ở bang Gujarat phía tây Ấn Độ.

Kinh nghiệm nhiều năm và con mắt tinh tường của ông từng mang lại cho người thợ lành nghề này thu nhập kha khá khi làm việc tại các khu chợ đông đúc ở vùng Mahidharpura của thành phố Surat, Ấn Độ.

an do chien su nga  ukraine cuop di ve hao nhoang cua thanh pho kim cuong hinh 1

Ảnh minh hoạ: DW.

Tuy nhiên, khủng hoảng giữa Nga và Ukraine đã khiến Patel và hàng ngàn đồng nghiệp của ông rơi vào cảnh không có việc làm hoặc chỉ có số giờ làm việc tối thiểu. Ngành công nghiệp kim cương địa phương lấy hầu hết đá thô từ Nga, khi nguồn cung trở nên nhỏ giọt, các nhà máy kim cương phải đối mặt với nhiều rắc rối ngày càng tăng.

Chia sẻ với DW, ông Patel nói: "Việc thiếu hụt nguồn cung kim cương đã khiến nhiều chủ nhà máy phải sa thải công nhân. Chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng nề và rất khó kiếm được việc làm. Các cơ sở kim cương nhỏ đã ngừng hoạt động".

Không đủ kim cương, không đủ công việc

Trong những tháng gần đây, nhiều cơ sở sản xuất kim cương đã im ắng đến lạ. Theo ước tính của ngành, thành phố Surat có khoảng 6.000 đơn vị đánh bóng kim cương sử dụng hơn nửa triệu công nhân và đạt doanh thu hàng năm lên đến 21-24 tỷ đô la Mỹ (19-22 tỷ euro). Tuy nhiên, theo một ước tính sơ bộ của hiệp hội Công nhân kim cương Surat cho biết khoảng 10.000 công nhân kim cương đã mất việc gần đây.

Chander Bhai Suta, một nhà kinh doanh kim cương lâu năm ở Surat nói với DW: "Không có đủ kim cương. Vì vậy, không có đủ việc làm".

Đồng thời, những viên kim cương quý giá này lại "không được bán đúng giá", thương nhân Paresh Shah chia sẻ với hãng tin DW.

"Hiện không một ai có thể đoán trước tình hình và tình trạng này sẽ diễn ra như thế nào. Mặc dù chi phí sản xuất tăng lên nhưng nhiều đơn vị bằng cách nào đó vẫn trụ vững dù đối mặt với thua lỗ", ông nói.

Alrosa, một doanh nghiệp khai thác kim cương thuộc sở hữu một phần của nhà nước Nga, cung cấp khoảng 30% kim cương thô trên toàn cầu. Đây là một nguồn quan trọng đối với Ấn Độ, nơi nhập khẩu, cắt và đánh bóng 80-90% kim cương thô của thế giới. Người ta tin rằng Ấn Độ nhận được 60% kim cương thô từ Alrosa.

Trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt do khối phương Tây áp đặt đã làm xáo trộn nguồn cung kim cương thô nói chung và tràn sang “thành phố kim cương” của Ấn Độ. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của kim cương do Ấn Độ chế biến, nhưng một số công ty lớn của Mỹ hiện từ chối mua hàng hóa có nguồn gốc từ Nga.

Liệu Ấn Độ có đủ sức vượt qua lệnh trừng phạt

Vipul Shah, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Đá quý và Trang sức (GJEPC) nói với DW rằng ngành công nghiệp của ông đang đối mặt với một "thách thức".

"Các biện pháp trừng phạt đã khiến khối lượng kim cương giảm hơn 30% và khối lượng xuất khẩu giảm 35%. Chắc chắn trong vài tháng qua triển vọng của ngành đã ảm đạm và chúng tôi hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn trong thời gian tới", ông nói.

Các nhà cung cấp kim cương cũng chỉ ra rằng lệnh trừng phạt đã loại bỏ ngân hàng trung ương và hai ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu.

Tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ đã cho phép chín ngân hàng mở tài khoản "vostro" (một tài khoản do một ngân hàng nắm giữ thay mặt cho một ngân hàng khác) để giúp tạo thuận lợi cho giao dịch bằng đồng rupee với Nga. Ý tưởng là để vượt qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga bằng cách thực hiện giao dịch bằng đồng rupee.

Tuy nhiên, động thái này đã không giải quyết được vấn đề. Mặc dù Ấn Độ muốn thúc đẩy thương mại bằng đồng rupee, nhưng nước này vẫn chưa thấy bất kỳ thỏa thuận thương mại quốc tế lớn nào được thanh toán bằng đồng nội tệ.

"Việc giải quyết thương mại đã trở nên khó khăn và điều này dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung. Không có nhiều công ty đang sử dụng tài khoản Vostro", ông Shah nói.

Kim cương nhân tạo - kế hoạch B đầy khả thi?

Các nhà kinh doanh kim cương hiện đã nhận ra những khó khăn trong việc sụt giảm giá đá thô từ Nga. Giá cho thành phẩm cũng đang tăng lên. Những người trong ngành chỉ ra tỷ lệ quốc tế đối với kim cương được đánh bóng chất lượng cao cao hơn 20-30% so với trước cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Chắc chắn, trong thời gian tới, nhiều cơ sở sản xuất và chế tác kim cương nói chung sẽ gặp nhiều thử thách, tôi hy vọng mọi thứ sẽ đi vào ổn định vào nửa cuối năm nay. Việc thiếu nguồn cung kim cương thô đã khiến một số công ty lao vào lĩnh vực kim cương nuôi cấy trong phòng thí nghiệm," Sanjay Kothari, một nhà kim hoàn hàng đầu nhà công nghiệp và phó chủ tịch của KGK Group, nói với DW.

Kim cương được “nuôi” trong phòng thí nghiệm giống hệt kim cương khai thác về mọi mặt, ngoại trừ nguồn gốc của chúng. Chúng có các tính chất hóa học, vật lý và quang học giống như kim cương được khai thác và thể hiện cùng một ngọn lửa và sự lấp lánh.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp đá quý tin rằng kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể ngay lập tức trở thành một sự thay thế hoàn hảo nếu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Alrosa tiếp tục.

Phần lớn kim cương được xử lý ở Gujarat có nguồn gốc từ Nga. Trong khi một số đơn vị kim cương đã bắt đầu mua nguyên liệu thô từ các nước châu Phi, nơi có giá cao hơn.

Theo cơ quan xếp hạng Crisil, cuộc xung đột đang diễn ra cũng có khả năng dẫn đến việc tăng giá kim cương thô, dự kiến sẽ tăng từ 10 đến 12% trong năm tài chính này.

Điệp Nguyễn (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

(CLO) Qatar đã hứa hẹn hợp tác với Trung Quốc trong phát triển năng lượng, từ các lĩnh vực thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) truyền thống đến năng lượng tái tạo và xây dựng một đội tàu chở dầu siêu tốc, Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp