Ấn Độ lo ngại làn sóng dịch COVID-19 thứ ba

Chủ nhật, 02/01/2022 07:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba có thể đã bắt đầu xuất hiện tại Ấn Độ khi số ca mắc mới tính theo ngày đã tăng gấp đôi chỉ sau một tuần.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang mạng worldometer.info, tính đến 6 giờ sáng ngày 2/1 (giờ Việt Nam) trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.700 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 289,6 triệu ca, trong đó trên 5,45 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Pháp (219.126 ca), Anh (162.572 ca) và Mỹ (trên 160.000 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (847 ca), Ba Lan (505 ca) và Mỹ (257 ca).

Số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng cao tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó “điểm nóng” là hầu hết các quốc gia châu Âu, nhiều nước châu Mỹ.

an do lo ngai lan song dich covid 19 thu ba hinh 1

Nhân viên tế di chuyển bệnh nhân COVID-19 bên ngoài nhà xác tại bệnh viện Guru Teg Bahadur ở New Delhi trong làn sóng dịch thứ hai ở nước này. Ảnh: REUTERS

Đáng chú ý, biến thể Omicron hiện chiếm hơn 50% số ca COVID-19 mới, trong bối cảnh lây nhiễm ở Ấn Độ lên mức cao nhất trong 7 tháng trở lại đây.

Giới chức y tế Ấn Độ nhận định làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba có thể đã bắt đầu xuất hiện tại một số thành phố ở nước này khi số ca mắc mới tính theo ngày đã tăng gấp đôi chỉ sau một tuần.

Người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của chính phủ Ấn Độ, Tiến sĩ V. K. Paul hôm qua đã cảnh báo rằng, tình hình đang thay đổi khi biến thể Omicron lây lan và không nên chủ quan cho rằng biến thể mới chỉ gây bệnh nhẹ.

Ấn Độ trong ngày 1/1 ghi nhận 26.404 ca mắc mới, tăng vọt so với các ngày trước. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này cũng đã ghi nhận 1.270 ca nhiễm Omicron kể từ ca đầu tiên được phát hiện hôm 2/12/2021.

Bang chịu ảnh hưởng mạnh nhất của dịch bệnh hiện nay là Maharashtra. Bang miền tây này cũng từng là điểm nóng nhất về dịch bệnh trong làn sóng lây nhiễm thứ hai, với giai đoạn đỉnh điểm từ tháng 4 đến tháng 5/2021. Maharashtra đã ghi nhận 6,6 triệu ca trên tổng số 35 triệu ca nhiễm COVID-19 của Ấn Độ, cùng với đó là 142.000 ca tử vong.

Số ca mắc theo ngày cũng tăng mạnh ở thủ đô New Delhi, nơi mà giới chức y tế nhận định một nửa số ca là do biến thể Omicron.

Một tin tốt là trong khi biến thể Omicron lan rộng, có nghiên cứu cho thấy biến thể này gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 do phổi ít bị tổn thương hơn.

Theo một nghiên cứu trên động vật mới được tờ The New York Times đăng ngày 31/12/2021, kết quả thử nghiệm trên chuột và chuột hamster cho thấy biến thể Omicron gây ít tổn thương hơn ở mũi, họng và khí quản. Các nhà khoa học cũng cho biết chuột hamster khi nhiễm các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 thường có các triệu chứng nặng hơn.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong, được đăng trên tạp chí Nature cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron có tải lượng virus trong phổi chỉ bằng 1/10 hoặc thấp hơn so với các biến thể khác. Nghiên cứu cũng cho thấy biến thể Omicron sinh sôi chậm hơn biến thể Delta.

Những kết quả trên cũng trùng với một báo cáo được công bố trên trang tin tức khoa học Live Science ngày 28/12 vừa qua, trong đó các nhà khoa học khẳng định có vẻ như biến thể Omicron “không xâm nhập vào phổi”.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lạc quan rằng, đại dịch COVID-19 có thể kết thúc trong năm 2022 nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine toàn cầu tăng và các nước cùng hợp tác để kiềm chế dịch bệnh lây lan.

Ông Tedros Ghebreyesus khẳng định thế giới hiện có tất cả công cụ và nguồn lực để chấm dứt đại dịch mà ông gọi là “thảm họa”. Ông nhấn mạnh, nếu có lựa chọn đúng đắn, thế giới có thể khiến đại dịch đảo chiều.

Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cảnh báo chủ nghĩa dân tộc và hiện tượng tích trữ vaccine của một số nước có thể phá hoại sự công bằng và đã tạo điều kiện cho biến thể Omicron xuất hiện. Chừng nào tình trạng bất bình đẳng về vaccine còn tiếp tục, càng có nguy cơ virus phát triển đến mức không thể ngăn chặn hoặc dự đoán được. Do đó, ông kêu gọi chấm dứt tình trạng bất bình đẳng vaccine để chấm dứt đại dịch, và một trong những mục tiêu của năm mới là tiêm chủng cho 70% dân số thế giới đến giữa năm 2022.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe