Ấn Độ tiếp tục hạn chế nhập khẩu năng lượng mặt trời nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất địa phương

Thứ hai, 01/04/2024 09:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ sẽ tái áp dụng giới hạn nhập khẩu các mô-đun năng lượng mặt trời, sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế trong một năm, nhằm xoa dịu các nhà sản xuất trong nước vốn phàn nàn về việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài rẻ hơn.

Bộ Năng lượng tái tạo Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng các quy định được nới lỏng sẽ hết hạn vào ngày 31/3 và ngày hôm sau, danh sách các mẫu mã và nhà sản xuất trong nước được ủy quyền sẽ một lần nữa có hiệu lực. Danh sách này ngăn cản việc sử dụng các mô-đun nước ngoài trong nước.

“Do được miễn trừ, các nhà sản xuất mô-đun trong nước bị thua lỗ kinh doanh do các đơn đặt hàng lớn được chuyển sang Trung Quốc. Điều đó dẫn đến việc sử dụng không đúng công suất trong nước”, Ashwani Sehgal, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Ấn Độ, cho biết.

an do tiep tuc han che nhap khau nang luong mat troi nham thuc day cac nha san xuat dia phuong hinh 1

Ảnh minh họa: Bloomberg.

Sự mở rộng của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang ngày càng bị giám sát chặt chẽ, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Vào tháng 1, Brussels cho biết đang xem xét các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp sau khi làn sóng thiết bị giá rẻ của Trung Quốc tràn vào khiến hàng loạt nhà máy địa phương phải đóng cửa.

Cùng tháng đó, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden tăng thuế đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt khi ngày càng nhiều nhà máy gia công sản phẩm Trung Quốc được đặt tại các nước thứ 3.

Hãng tin CNBC cho biết Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ dìm ngập thị trường toàn cầu khi xuất khẩu sản lượng dư thừa các mặt hàng năng lượng xanh giá rẻ, như xe điện hay tấm pin điện mặt trời, qua đó phá giá thị trường và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất toàn ngành.

Theo CNBC, việc Bắc Kinh đi đầu ở mảng năng lượng mặt trời, xe điện hay ắc quy Lithium Ion khiến nước này dư thừa về sản lượng do nhu cầu nội địa không theo kịp.

Hậu quả là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ đẩy sản lượng dư thừa này ra các thị trường nước ngoài với giá rẻ, điều tương tự từng xảy ra trong ngành thép, gây phá giá thị trường và ảnh hưởng nặng nề hoạt động kinh doanh ở những nước khác.

Lê Na (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp