An toàn kinh tế trong đời sống người dân Việt Nam

Thứ hai, 30/04/2018 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á mới được công bố cũng chỉ ra rằng Việt Nam có mức An ninh kinh tế trong đời sống người dân ổn định. Điều đó có được do những công thức hợp lý trong phát triển của chính sách mà nhà nước đang thực thi.

Theo WB, trong số 70% số hộ gia đình Việt Nam đã được xếp vào nhóm an toàn về kinh tế có 13,5% thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu, tức có mức sống trên 15 USD/người/ngày. 

Tỉ lệ này cao gần gấp đôi so với mức 7,7% trong năm 2010. nhóm dân số được phân loại vào nhóm không an toàn về mặt kinh tế hoặc nghèo đói đang giảm nhanh từ nửa số dân trong năm 2010 xuống còn 30% vào năm 2016. 

Nhóm các hộ dễ bị tổn thương về mặt kinh tế đang giảm, chứng tỏ an ninh kinh tế nằm trong tầm với của hầu hết dân số. 

Nhiều hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo và các thành tựu giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được gần đây được đánh giá là mang tính bền vững. tỉ lệ nghèo được xác định ở mức chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam đã giảm gần 4% kể từ năm 2014, xuống còn 9,8% trong năm 2016. 

Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo số hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số giảm 13%, là mức giảm tỷ lệ nghèo lớn nhất của các hộ dân tộc thiểu số trong thập kỷ vừa qua. 

Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm là kết quả rất đáng khích lệ . 

Tiến bộ ở tất cả các chỉ số cho thấy sự cải thiện đáng kể trong đời sống của mọi người. Số hộ gia đình được phân loại vào nhóm an toàn về kinh tế, tức có tiêu dùng đầu người từ 5,5 USD/ngày đã tăng từ chưa tới 50% trong năm 2010 lên 70% vào năm 2016, tương đương 64 triệu người. 

Những người thuộc nhóm này có thu nhập đủ cao để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, vượt qua các cú sốc thu nhập và vẫn còn kinh tế đủ cho các chi tiêu bổ sung cần thiết. 

Thu nhập từ tiền lương tăng đã góp phần lớn nhất vào việc giảm nghèo và gia tăng số hộ gia đình an toàn về mặt kinh tế. Báo cáo cho biết, tiền lương thực tế của Việt Nam đã tăng 8% trong giai đoạn 2014-2016, thúc đẩy giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam. Lương tăng đóng góp khoảng 38% mức tăng số hộ an toàn về mặt kinh tế trên toàn quốc và hơn 52% ở khu vực thành thị. 

Công thức đưa đến thành công của Việt Nam trong việc giảm nghèo là áp dụng mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu trong các ngành sử dụng nhiều nhân công, từ đó tăng số công việc được tạo ra và lương của người dân. 

Báo Công luận
 Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á mới được công bố cũng chỉ ra rằng Việt Nam có mức An ninh kinh tế trong đời sống người dân ổn định

 

Theo Báo cáo, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016, hơn 3 triệu việc làm có lương đã được tạo ra, trong đó có một nửa trong lĩnh vực sản xuất và nửa còn lại trong lĩnh vực xây dựng, bán lẻ và khách sạn. Điều này thúc đẩy 2 triệu người lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu của đất nước.

 Công thức quan trọng nữa đưa đến thành tích giảm nghèo ấn tượng của Việt Nam được WB đề cập là việc chuyển đổi nông nghiệp, từ đó giúp giảm nghèo ở nông thôn. Theo tính toán của WB, thu nhập nông nghiệp phi trồng trọt tăng lên đã đóng góp khoảng 1,8 % vào tổng tỷ lệ giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số và khoảng 0,8% vào tỷ lệ giảm nghèo ở nông thôn tại nước ta. 

Thu nhập phi trồng trọt chiếm 205 tỷ lệ tăng số dân tộc thiểu số được phân loại là an toàn về mặt kinh tế từ năm 2014 tới năm 2016 - chỉ đứng sau sự đóng góp của tăng trưởng tiền lương. 

Bên cạnh đó, WB cũng cho rằng các doanh nghiệp gia đình có vai trò rất quan trọng để đạt được an ninh kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng dễ phát sinh những nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những yếu tố tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng với 11 FTA đã được ký kết và chờ đợi phê chuẩn hai FTA thế hệ mới là TPP và FTA Việt Nam – EU. Quá trình hội nhập của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến an ninh kinh tế và tăng trưởng kinh tế. 

Hội nhập có tác động tích cực đến nền kinh tế như mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo sức ép cạnh tranh để nguồn lực phân bổ hiệu quả hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực lên nền kinh tế và làm cho công tác đảm bảo an ninh kinh tế trở nên khó khăn hơn. 

An ninh kinh tế là sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên an ninh kinh tế trong trường hợp này là sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam. Bất cứ yếu tố nào tác động tiêu cực đến an ninh kinh tế đều là nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế. 

Dù tốc độ giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua rất nhanh nhưng Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 9 triệu người nghèo vào năm 2016. Theo WB, người nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở vùng núi với khoảng 6,6 triệu trong số 9 triệu người nghèo ở nước ta là người dân tộc thiểu số. Dù chỉ chiếm 15% tổng dân số nhưng những người thuộc các dân tộc thiểu số đang chiếm 72% dân số nghèo hiện nay. 

Để đạt được mục tiêu duy trì sự giảm nghèo Việt Nam cần tập trung vào 3 ưu tiên chiến lược, bao gồm tăng năng suất lao động và đầu tư vào hạ tầng để duy trì việc làm và tăng lương mà không giảm khả năng cạnh tranh; thực hiện cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự công bằng trong các cơ hội và phát triển kỹ năng của lực lượng lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thông qua thay đổi mô hình sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao kỹ năng cho nông dân nghèo./.

Huyền Thu

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm