Áp lực từ chính sách thuế

Thứ sáu, 14/12/2018 07:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hình phạt thuế là là một thách thức, rào cản phát triển đối với cộng đồng doanh nghiệp. Khi việc tăng thuế và hải quan được xem là một trong những giải pháp để bù đắp thâm hụt ngân sách thì đồng nghĩa với đó là việc doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức, làm giảm sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường.

Rất cần sự công bằng

Báo Công luận

Cần minh bạch hơn nữa về chính sách thuế và hải quan để tạo đà cho doanh nghiệp (Ảnh TL)

Phát biểu trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 mới đây, ông Kenneth Atkinason, Chủ tịch Hiệp hội Anh quốc tại Việt Nam cho rằng: Trên cơ sở tôn trọng quy định trong việc áp dụng chính sách thuế, tuyệt đối không chấp nhận hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, thực tế DN nước ngoài khó khăn trong tiếp nhận thông tin, hướng dẫn chính sách về thuế hải quan, thậm chí ở mỗi địa phương việc thực thi lại khác nhau. Hậu quả là DN đang phải chịu nhiều hình phạt thuế bất ngờ từ những thiếu sót về chính sách, quản trị thuế của các cơ quan chức năng.

Cụ thể, một trong những cản trở lớn nhất khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, theo ông Kenneth Atkinason là việc thanh kiểm tra thuế hàng năm diễn ra chậm, có thể lên đến 5 năm sau kì báo cáo. Thậm chí, một trong bất cập về chính sách thuế nguyên nhân đến từ việc lỗi sai sót của cơ quan thuế nhưng lại áp dụng hình phạt hành chính lên DN với lỗi thanh toán chậm. Đây đang được coi có vấn đề không công bằng, vô lý và gây khó khăn lớn cho các thành viên DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

“Hiện nay, nhiều công ty đa quốc gia đang phải chịu thuế phạt này do cơ quan thuế không tiến hành kiểm tra hàng năm một cách kịp thời. Khoản phạt thanh toán nộp muộn sấp xỉ 20% một năm sau thời hạn 5 năm sẽ gấp đôi số tiền ban đầu. Trong tình thế nằm ngoài tầm kiểm soát, dù DN đã nộp đầy đủ giấy tờ và đúng hạn nhưng các công ty đang than vãn nhiều về hình phạt thuế, họ rất bất ngờ khi phải nộp phạt khủng mà không được cảnh báo trước”, ông Kenneth Atkinason chia sẻ.

Mất cơ hội đầu tư

Báo Công luận

Thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan thông thoáng sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư (Ảnh TL)

Những thiệt hại kinh tế do thiếu minh bạch trong thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan đang được coi là ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai nếu như chúng ta không tìm ra giải pháp giải quyết. Khả năng thu hút đầu tư và trao đổi thương mại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào yếu tố minh bạch trong hoạt động kinh doanh và chế độ thuế.

Cũng theo ông Kenneth Atkinason, vấn đề này đang là mối quan tâm đối với DN đang hoạt động tại Việt Nam và thuế sẽ trở thành yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng thêm cơ sở hoạt động tại Việt Nam hay không. Ông Michael Kenlly, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cũng cho rằng: Việt Nam đã có những cải tiến về thủ tục hải quan và hiệu suất công việc. Tuy nhiên, việc kiểm toán sau nhập khẩu đang tạo gánh nặng cho các DN.

Lý giải về điều này ông Michael Kenlly cho hay, một công ty phải trải qua hơn 10 đợt kiểm toán chỉ trong một chu kỳ 2 tháng mặc dù gần như không có lý do gì để hải quan nhận định DN này là đơn vị nhập khẩu có nguy cơ và rủi ro cao. DN nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong kiểm toán thuế định kỳ dài dòng, phức tạp.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Công tác thanh, kiểm tra trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh kiểm tra từ 2 lần giảm từ 48% xuống 40%, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các cuộc thanh kiểm tra từ 24% giảm còn 14% chỉ sau một năm. Điều này cho thấy Chỉ thị 20 nhằm chấn chỉnh công tác thanh tra kiểm tra mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5 năm 2017 đã phát huy tác dụng.

Minh Phượng

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp