Áp thuế các “đại gia” công nghệ: Khơi mào cho những căng thẳng mới

Thứ năm, 22/08/2019 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Có thể nói đã qua rồi cái thời các “đại gia” công nghệ mặc nhiên bỏ túi những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Cùng với việc “ông vua” Facebook buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với các cơ quan thông tấn báo chí về việc trả tiền cho việc sử dụng tin tức thì trước đó, Pháp cũng đã quyết định triển khai việc áp thuế 3% tổng thu nhập hằng năm đối với các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật số lớn nhất nước này.

Dự luật “thuế dịch vụ kỹ thuật số” được xem là đẩy mối quan hệ Mỹ - Pháp  trở nên căng như dây đàn. Dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số đã được Hạ viện và Thượng viện Pháp lần lượt thông qua vào ngày 4/7 và 11/7. Theo dự luật, các công ty công nghệ lớn nhất đang cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số (quảng cáo trực tuyến, dịch vụ kết nối, bán dữ liệu cá nhân...) cho các khách hàng Pháp sẽ chịu mức thuế 3% trên tổng doanh thu hàng năm của họ tại Pháp.

AAG3a2c

Dự luật áp dụng cho các công ty công nghệ có doanh thu dịch vụ kỹ thuật số hàng năm ít nhất 750 triệu euro trên toàn cầu và ít nhất 25 triệu euro tại Pháp. Tiêu chí này sẽ khiến gần 30 công ty công nghệ toàn cầu lọt vào tầm ngắm. Chính phủ Pháp tuyên bố, loại thuế mới không đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ mà sẽ tác động tới cả các doanh nghiệp của châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, khoảng 30 tập đoàn kỹ thuật số lớn sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn và trực tiếp nhất từ quy định mới này. Trong số đó, đích đến chủ yếu là các công ty công nghệ khổng lồ toàn cầu đến từ Mỹ (có lẽ vì vậy nên dự luật này được gọi là dự luật GAFA là viết tắt chữ đầu đầu tiên của bốn công ty công nghệ Mỹ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon). Dự tính  dự luật thuế mới sẽ giúp chính phủ Pháp thu về 400 triệu euro trong năm 2019 và các năm sau đó, con số sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm sau đó.

Việc dự luật này được Hạ viện và Thượng viện Pháp lần lượt thông qua đã khiến “giông bão” nổi lên dữ dội. Từ nước Mỹ, ngày 10/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ mở cuộc điều tra dự luật GAFA dựa trên điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ 1974. Điều khoản này cho phép tổng thống Mỹ tiến hành các biện pháp thích đáng bao gồm trả đũa để loại bỏ bất kỳ hành động, chính sách hay thực hành nào của một chính phủ nước ngoài bị coi là vi phạm một thỏa thuận thương mại quốc tế hoặc phân biệt đối xử, làm tăng gánh nặng hoặc hạn chế các hoạt động thương mại của Mỹ. Cuộc điều tra sẽ xác định liệu thuế GAFA của Pháp có gây tổn thương các công ty Mỹ hay không cũng như làm rõ liệu đó có phải là một thực hành thương mại bất công hay không.

Tuy nhiên, phía Pháp đã có vẻ “không ngán” trước những đe dọa từ nước Mỹ. Chỉ một ngày sau lời ra lệnh điều tra của ông Trump, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã ra tuyên bố nhấn mạnh: “Thuế công nghệ số là một quyết định mang tầm quốc gia” và rằng, “Pháp là một quốc gia có chủ quyền đưa ra các quyết định có chủ quyền về chế độ thuế của mình và sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định có chủ quyền về các chế độ thuế khác”. “Là các đồng minh của nhau, tôi tin chúng ta (Pháp và Mỹ) có thể và phải giải quyết các bất đồng theo cách khác chứ không phải bằng những lời đe dọa. Pháp là một nước có chủ quyền, chúng tôi sẽ vẫn thực thi quyết định này” - ông nói thêm. Trước đó, hồi đầu tháng 5/2019, Bộ trưởng Le Maire cũng từng thẳng thắn tuyên bố: “Chúng tôi chỉ tái thiết lập công lý tài chính. Chúng tôi muốn xây dựng cách đánh thuế công bằng và hiệu quả trong thế kỷ 21”.

Những lời đáp trả từ nước Pháp có vẻ chẳng xi nhê gì với chính quyền Nhà Trắng. Ngày 26/7 vừa qua, phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump được coi là tiếp tục đưa ra một lời đe dọa khi tuyên bố: “Pháp đã tấn công vào các công ty của chúng ta và điều này là sai trái. Tôi đã nói với phía Pháp là họ không nên làm điều này, bởi nếu các vị làm điều đó tôi sẽ đánh thuế vào rượu vang của các vị”.

Sau quyết định được xem là “tiên phong” của nước Pháp, Anh đã là quốc gia tiếp nối khi quyết định công bố dự thảo luật thuế dịch vụ kỹ thuật số. Theo Bộ Tài chính Anh, dự thảo sẽ được tham vấn trong giai đoạn từ nay cho tới tháng 9, trước khi đưa vào triển khai từ tháng 4/2020. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như: Amazon, Apple, Facebook hay Google sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dự luật mới với mức thuế 2% tổng doanh thu hàng năm. 

Cùng với Pháp và Anh, ngày 17/7, giới chức Tây Ban Nha cho hay nước này sẽ thúc đẩy một dự luật thuế đối với các công ty công nghệ lớn, sớm nhất ngay khi chính phủ mới tuyên bố nhậm chức. Trước đó vào tháng 2, Chính phủ New Zealand tuyên bố họ đang xem xét áp thuế lên doanh thu của các tập đoàn số đa quốc gia…

Tuy nhiên, trái ngược lại, vẫn còn rất nhiều quốc gia châu Âu vẫn đang trong tình trạng “nhìn trước ngó sau” xem các quốc gia láng giềng sẽ ứng xử như thế nào với luật thuế này hoặc chờ xem các công ty công nghệ sẽ trả đũa ra sao.

Hà Trang

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo