APEC 2017 và sự tỏa sáng của những nhà báo “Chuyên TPP”

Thứ năm, 16/11/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 đã chính thức khép lại, với những cảm xúc vỡ òa khi vị thế của APEC, sự quyết tâm, chủ động và trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế được khẳng định, đặc biệt là những thắng lợi của thương mại tự do. Nhưng với các nhà báo có mặt xuyên suốt Tuần lễ cấp cao APEC 2017, còn trong họ là rất nhiều tiếc nuối, vì đã thông tin, truyền tải nội dung sự kiện dù dày đặc, nhưng chưa… đã.

Những hy sinh, đóng góp thầm lặng

Trước Tuần lễ cấp cao APEC 2017 một ngày, đoàn nhà báo Báo Công Thương đã khăn gói quả mướp vào TP. Đà Nẵng, hợp cùng 02 phóng viên thường trú để sẵn sàng “chiến đấu”. Bởi không như các hội nghị, hội thảo ngắn ngày (tại Hà Nội, Ninh Bình, Cần Thơ, TP.HCM…), trước đó, sự kiện cấp cao tại Đà Nẵng có sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều hội nghị, đàm phán quan trọng, diễn ra trong thời gian dài, phóng viên phải đeo bám liên tục, trong bối cảnh có tới 3.000 nhà báo cùng tác nghiệp, cạnh tranh thông tin rất lớn.

Ấn tượng đầu tiên với nữ ký giả Thu Hằng là công tác tổ chức đã được chăm chút rất tốt, báo chí đã được tạo mọi điều kiện để đạt được kết quả làm việc tốt nhất. “Các bữa ăn 5 sao, internet đầy đủ, mạng lỗi  được khắc phục ngay… Mình phỏng vấn 10 nhà báo quốc tế, không hề có một ý kiến chê nào. Đăng lên, cũng sợ độc giả nghĩ “đưa toàn ý kiến khen”, nhưng thực sự đáng khen thật, báo chí đã được tạo mọi điều kiện tốt nhất…”, nhà báo Thu Hằng nói.

Nói về công tác tổ chức, nhà báo Lê Minh Hùng, Trưởng CQĐD Cổng Thông tin điện tử Chính phủ khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (nguyên Tổng Biên tập báo Công an Đà Nẵng) cho biết: Trung tâm báo chí được nước chủ nhà đầu tư cả trăm tỉ đồng vốn là khu triển lãm của TP. Đà Nẵng, có phòng họp báo và tác nghiệp chung dành cho cả ngàn nhà báo cùng làm việc. Ngoài ra còn có 3 màn hình lớn, các phòng họp báo nhỏ và các phòng tác nghiệp riêng cho các hãng truyền hình và thông tấn thuê. Ở đây, các mạng di động đều có, internet đến từng phòng, từng bàn làm việc của phóng viên, các chuyên gia tin học cũng liên tục túc trực...

Báo Công luận
Nhà báo Ngô Thị Thu Hằng- (Báo Công Thương) tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. 
Công tác an ninh được chú ý đặc biệt. Các nhà báo khi vào Trung tâm đều được kiểm tra an ninh chặt chẽ, phóng viên muốn tác nghiệp sự kiện thì phải đăng ký trước và có xe của BTC đưa đi từ Trung tâm báo chí trước 2 giờ khi sự kiện diễn ra.

Tuy nhiên trong hai ngày 10 và 11/11, do các tuyến đường di chuyển từ nơi ở đến địa điểm các cuộc họp phải ưu tiên cho các đoàn cấp cao đi nên các phóng viên phải tự túc. Kể cả khi các đoàn rời Đà Nẵng, phóng viên cũng phải tự túc phương tiện. Thật quá khó khăn vì taxi không được vào các địa điểm trên, nên thường xuyên phải đi bộ hàng mấy km. Nặng nhọc nhất là các hãng truyền hình, phải mang theo các thiết bị nặng… “Do theo dõi các sự kiện suốt ngày nên có nhà báo khá mệt mỏi. Có nhà báo nữ còn tranh thủ chợp mắt ngay tại phòng họp báo lớn, để có sức theo dõi công việc”, nhà báo Lê Minh Hùng nói.

Nhà báo Thu Hằng nói thêm: Anh em từ sáng sớm đi xe bus tới Trung tâm Hội nghị, lao vào phỏng vấn, ghi nhận, quay phim, chụp hình tới 21h mới ra về. Về khách sạn, tiếp tục làm tới đêm, chuẩn bị cho sáng hôm sau. Đồ ăn rất ngon, nhưng chẳng mấy ai có thời gian ăn, có khi ra ăn thì người ta dọn đi rồi, phải nhờ đồng nghiệp lấy đồ ăn giúp… “Sẽ có người nghĩ các nhà báo, phóng viên khi tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ có cơ hội du lịch, nghỉ dưỡng, rồi “tỏa sáng” này nọ. Nhưng thực tế thì có ai có thể thoải mái ăn uống, chơi bời gì đâu”, chị Hằng kể.

Hình ảnh tại Tuần lễ Cấp cao APEC mà nhà báo Thu Hằng “ấn tượng” nhất là: “Lúc Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay Tổng thống Trump, ông Trump không để ý lắm. Chủ tịch nước mới vỗ vỗ bụng, Tổng thống Trump quay sang, hai bên bắt tay và cười rất tươi, thấy rất ngộ nghĩnh.” Theo các nhà báo, hình ảnh giản dị này đã phản ánh rõ nét tinh thần Việt Nam, tinh thần APEC chân thành, cầu thị, quyết tâm đi tới hợp tác, hội nhập sâu rộng…

Dấu ấn của báo chí tô điểm dấu ấn Việt Nam

Theo nhà báo Thu Hằng, trong số 3.000 nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, đa phần họ tập trung thông tin về TPP, có những nhóm nhà báo được gọi là “chuyên TPP”Và cũng theo chị Thu Hằng, cái “được” nhất khi APEC 2017 khép lại, chính là TPP.

Trước đó, báo chí, truyền thông đã có những lo ngại là TPP sẽ đi tới bế tắc, rồi thông tin Thủ tướng Canada vắng mặt, quá trình đàm phán căng thẳng, bị đe dọa sẽ sụp đổ… Và rồi, sáng 11/11, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo, TPP11 đã đạt được thỏa thuận và được đổi tên thành CPTPP khiến tất cả như vỡ òa, là một thắng lợi lớn của chúng ta, của các quốc gia thành viên hiệp định nói riêng và cộng đồng ủng hộ tự do hóa thương mại nói chung…

Báo Công luận
Nhà báo Lê Minh Hùng 
Về TPP (hay TTP-11, CPTPP sau này), những sự vắng mặt đột xuất của các chính trị gia được nhà báo Lê Minh Hùng chỉ ra: “Theo lịch trình vào chiều thứ sáu, ngày 10/11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đọc bài diễn văn quan trọng tại diễn đàn CEO Summit, ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng bất ngờ bị hủy bỏ. Nguyên do là trước đó có phiên họp của TPP-11 do Thủ tướng Shinzo Abe chủ trì nhưng phải hoãn vì đoàn Canada không xuất hiện. Trong thời gian đó, Thủ tướng Shinzo Abe phải có cuộc trao đổi riêng với Thủ tướng Canada Justin Trudeau kéo dài 25 phút, nhằm thuyết phục nước này, không bỏ lỡ cơ hội cho TPP được thông qua, nên ảnh hưởng tới sự kiện nói trên...”

Và TPP, từ bờ vực hoài nghi sẽ sụp đổ đến thành công phút chót như thế nào, chắc bất cứ ai qua báo chí cũng đã tường tận.

Mọi sự kiện chính thức, bên lề của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đều không lọt qua tầm mắt anh Lê Minh Hùng, đáng chú ý là những hi sinh, những đóng góp thầm lặng mà lớn lao của báo giới liên tục được anh nhắc tới…

Các phiên họp cấp cao, các vòng đàm phán chính thức hay bên lề đã diễn ra căng thẳng, liên tục, buộc các phóng viên, nhà báo nếu không theo sát từng bước các sự kiện sẽ bỏ lỡ cơ hội và chuyển tải đến công chúng những thông tin không đầy đủ, ít nhiều tạo ra những ý kiến sai lệch, tác động không nhỏ đến dư luận xã hội.

Báo Công luận
 Thủ tướng Canada Justin Trudeau được chào đón như một ngôi sao - Ảnh Zing.vn
Các nhà báo đã nỗ lực đeo bám, thông tin sự kiện trực quan, sinh động qua các phóng sự ảnh, bài phỏng vấn, video… Trong lần thứ 2 tác nghiệp xuyên suốt sự kiện APEC mà Việt Nam đăng cai (lần đầu năm 2016, tại Hà Nội), nhà báo Thu Hằng vẫn còn trăn trở, vì sự kiện lớn quá, chuyển tải tới bạn đọc chưa hết những cái hay, về rồi mà vẫn tiếc nuối… Chị nói về cảm xúc những ngày ở APEC 2017: “Nói chung là căng, nhưng mà thích!”

Với rất nhiều người trong họ, được tác nghiệp tại APEC 2017 là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong sự nghiệp, cuộc đời.

Kiên Giang (Ghi) 

 

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo