ASEAN ghi nhận 3.717.680 ca COVID-19, 73.578 người tử vong

Thứ ba, 18/05/2021 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch bệnh COVID-19 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 73.578 người dân ở khu vực ASEAN, trong khi tổng số ca mắc bệnh tăng lên 3.717.680 ca.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 17/5, các nước ASEAN ghi nhận thêm 25.137 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong cũng tăng thêm 360 ca.

Trong 24 giờ qua, 10/11 nước ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới, 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.

Dịch bệnh COVID-19 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 73.578 người dân ở khu vực Đông Nam Á, trong khi tổng số ca mắc bệnh tăng lên 3.717.680 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.391.470 trường hợp.

Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ASEAN. Theo thống kê mới nhất, trong ngày hôm qua, Indonesia ghi nhận thêm 4.295 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.744.045 người. Số bệnh nhân tử vong cũng tăng thêm 212 người, nâng tổng số lên 48.305 người. Trong khi đó, đã có 1.606.611 người được  ra viện sau khi được điều trị thành công, 89.129 người đang điều trị tại bệnh viện và cách ly độc lập.

Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, ngày 17/5, Chính phủ Indonesia thông báo tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) tại 30/34 tỉnh, thành phố đến ngày 31/5 nhằm kiềm chế tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo cùng ngày, quan chức cấp cao Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia, ông Susiwijono Moegiarso cho biết bắt đầu từ ngày 18 đến 31/5, PPKM sẽ được thực hiện tại 30 tỉnh, thành phố. Riêng 4 tỉnh Maluku, Tây Sulawesi, Bắc Maluku và Gorontalo không phải thực hiện PPKM vì tỷ lệ lây nhiễm thấp.

Trong khi đó, Thái Lan ngày 17/5 chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 9.635 ca, trong đó có hơn 6.800 ca ghi nhận trong các nhà tù. Nước này đồng thời thông báo thêm 25 ca tử vong vì COVID-19, đưa tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh này lên 614 trong tổng số 111.082 ca bệnh.

Giới chức Thái Lan trong tuần trước đã mở thêm một bệnh viện dã chiến mới tại trung tâm hội nghị Impact Muang Thong Thani ở tỉnh Nonthaburi với sức chứa 5.000 bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng vừa phải đến từ thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận. Với diện tích 20.000 m2, bệnh viện dã chiến này được chia thành 4 khu dành cho bệnh nhân nam, bệnh nhân nữ, một khu hỗn hợp và khu dành cho bệnh nhân cần được hỗ trợ oxy. Ngoài ra, còn có 100 phòng áp suất âm dành cho bệnh nhân nặng hơn.

Ngày 17/5, Bộ Y tế Malaysia cho biết có thể phải đóng cửa hoàn toàn bang Selangor - vốn là trung tâm vận tải biển và công nghiệp, đóng góp chính cho Tổng sản phẩm quốc nội của nước này, nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện nay vẫn tiếp diễn.

Trước đó hai tuần, Chính phủ Malaysia đã cấm các hoạt động xã hội và đi lại giữa các huyện và bang, như một phần của Lệnh Kiểm soát đi lại (MCO), được áp đặt trước kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr.

Quốc gia Đông Nam Á này phải đối phó với với làn sóng lây nhiễm COVID-19 do sự xuất hiện của nhiều biến thể mới. Theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, nếu tình hình dịch bệnh xấu đi, hoạt động kinh doanh hiện nay ở Selangor có thể phải tạm ngừng.

Kể từ ngày 5/5, bang Selangor ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, chiếm ít nhất 1/4 tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày trên cả nước.

Theo thống kê mới nhất, trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 45 ca tử vong do COVID-19 - mức cao nhất kể từ trước tới nay và 4.446 ca bệnh mới. Như vậy, tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lần lượt là 474.556 và 1.947. Malaysia cũng là nước có số ca nhiễm cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.

Bộ Y tế Lào ngày 17/5 cho biết nước này đã ghi nhận 47 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Ton Pheung, tỉnh Bokeo - nơi có đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, với 38 ca mắc cộng đồng. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức thấp, với 4 ca. Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.638 ca mắc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 582 người và ghi nhận 2 người tử vong.

Báo chí Lào hôm qua đưa tin, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp với nhiều ổ dịch mới phát hiện trong thành phố, thủ đô Viêng Chăn vừa quyết định phân chia thành phố thành các khu vực đỏ sậm, đỏ và vàng theo số ca mắc COVID-19 của từng khu vực.

Các khu vực đỏ sậm và đỏ sẽ bị phong tỏa hoàn toàn trong 14 ngày tới. Mọi hoạt động tại các chợ, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan trong khu vực đỏ sẽ bị đóng cửa, trong khi người lao động làm việc tại các cơ quan chính phủ ở vùng đỏ cũng được nghỉ làm. Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lân lan của dịch COVID-19, chính quyền thành phố Viêng Chăn cũng cấm các hoạt động tụ tập, tập thể dục ngoài trời.

Thế Vũ

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe