Bá Thước sử dụng hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thứ năm, 14/12/2023 08:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau gần 3 năm triển khai, các nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần làm thay đổi đời sống người dân huyện Bá Thước.

ba thuoc su dung hieu qua nguon luc chuong trinh muc tieu quoc gia 1719 hinh 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong giai đoạn 2021-2023 huyện Bá Thước được giao 94,6 tỷ đồng từ Chương trình. Trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển 46,4 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp 48,1 tỷ đồng. Huyện đã giải ngân các dự án thành phần được hơn 47,7 tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch giao.

Đến tháng 10/2023, huyện Bá Thước đạt được 2/8 chỉ tiêu theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Dự kiến đến năm 2025 huyện sẽ đạt được 6/8 chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Trong đó, 2 chỉ tiêu dự kiến không đạt là: Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; 50% xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đối với nội dung số 2 của Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Chương trình 1719, huyện Bá Thước đã hỗ trợ nhà ở, đầu tư các công trình nước sạch tập trung cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Năm 2022, Bá Thước giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt với tổng số vốn đã hỗ trợ 4,5 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà ở tạm, dột nát cho 47 hộ trên địa bàn 16 xã, có 40 hộ đã hoàn thành xây dựng công trình nhà ở, còn 7 hộ đang tiếp tục thi công, hoàn thiện. Huyện cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 4 với 71 công trình; xây dựng 6km đường giao thông liên xã, kinh phí 9,6 tỷ đồng...

ba thuoc su dung hieu qua nguon luc chuong trinh muc tieu quoc gia 1719 hinh 2

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Bên cạnh đó, huyện Bá Thước cũng ưu tiên thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín; phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, huyện Bá Thước đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 885 lượt người và trợ giúp pháp lý lưu động thông qua lồng ghép các hội nghị cho 769 lượt người với nội dung hỗ trợ pháp lý về chuyển nhượng đất, bảo vệ nguồn nước tưới tiêu và nước sinh hoạt cho cộng đồng khu dân cư, mở rộng đường giao thông nông thôn, thủ tục chuyển nhượng và cấp quyền sử dụng đất ở…

Để đưa kiến thức chính sách pháp luật đi cuộc sống ở các vùng dân tộc thiểu số, không thể thiếu vai trò nòng cốt của lực lượng Người có uy tín. Do đó, huyện Bá Thước rất chú trọng nâng cao kiến thức pháp luật cho lực lượng này.

Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn huyện có tổng cộng 543 Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Riêng năm 2023, toàn huyện có 186 Người có uy tín đã tích cực phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động gia đình, dòng họ xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước ở khu dân cư; làm tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, giải quyết tranh chấp đất đai; không sử dụng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy...

ba thuoc su dung hieu qua nguon luc chuong trinh muc tieu quoc gia 1719 hinh 3

Huyện Bá Thước biểu dương 130 Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Có thể thấy, sau gần 3 năm triển khai các Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025, các nguồn lực từ Chương trình đã góp phần làm thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số huyện Bá Thước. Diện mạo nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp đồng bộ, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Khánh Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Tổ chức xét xử vụ đánh bạc 'khủng' tại tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long

Quảng Ninh: Tổ chức xét xử vụ đánh bạc "khủng" tại tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long

(CLO) Sau thời gian xét xử và nghị án, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với 68 bị cáo liên quan đến vụ án Tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc xảy ra tòa nhà Royal Casino thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đời sống
Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

(CLO) Theo Sawaco, việc cấp nước trên địa bàn TP HCM sẽ bị chậm hơn do hoạt động ngưng cấp nước một phần để sửa chữa sự cố.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/5/2024, Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C.

Đời sống
Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

(CLO) Mặc dù chưa được cấp phép, tuy nhiên ông Chử Mạnh Hoàng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì vẫn ngang nhiên tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp do UBND xã Duyên Hà quản lý sang đất phi nông nghiệp khiến dư luận bức xúc.

Đời sống
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

(CLO) Ngày 17/5, tại Hà Hội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" cho 35 học viên là phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.

Đời sống