Bắc Giang: Học trực tuyến phổ biến rộng rãi ở các cấp học

Thứ bảy, 04/04/2020 22:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dạy-học trực tuyến đang là lựa chọn hàng đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài và đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Trước tình hình đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã vận dụng linh hoạt trong biện pháp dạy và học để phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với việc dạy- học trực tuyến ở cấp tiểu học, song hành với việc dạy học trực tuyến qua nhiều hình thức như giảng dạy online, hay hình thức gửi bài qua email, zalo, messenger,…. thì việc giáo dục kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết.

Trao đổi với PV báo Đện tử Congluan.vn, cô Nguyễn Thị Huệ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Dĩnh Kế cho biết: “Ngoài hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch, nhà trường còn tiến hành nhiều hình thức ôn tập để học sinh không quên bài. Nhà trường đã triển khai học trực tuyến cho tất cả các lớp trong toàn trường, Các cô cũng đã dạy trực tuyến bằng nhiều hình thức, gửi bài qua zalo, messenger, dạy qua phần mềm Room, các cô dạy ôn tập và giải đáp thắc mắc của tất cả các em. Cùng với đó, nhà trường phối hợp với các bậc phụ huynh giúp đỡ, đồng hành cùng các em để hiệu quả học trực tuyến được tốt hơn. Bên cạnh đó, đặc thù là bậc cấp Tiểu học, nên nhà trường rất quan tâm đến giáo dục toàn diện cho các em, ngoài việc ôn tập trong tình hình dịch, các em còn tự rèn luyện những kỹ năng sống như tự phục vụ,, chăm chỉ giúp bố mẹ làm việc nhà, tập luyện thể dục thể thao,… Đây cũng là 1 cơ hội tốt để các em rèn luyện bản thân như tính tự lập, tự chủ trong công việc. Đặc biệt là nhà trường kết hợp với phụ huynh học sinh xây dựng thời gian biểu hợp lý cho việc rèn luyện thể dục thể thao kết hợp với việc tự ôn tập tại nhà”.

Một buổi học trực tuyến của học sinh lớp 3E trường Tiểu học Dĩnh Kế - TP Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Một buổi học trực tuyến của học sinh lớp 3E trường Tiểu học Dĩnh Kế - TP Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Ở bậc THCS, các trường trong địa bàn tỉnh thực hiện công tác điều tra cơ sở vật chất của từng học sinh để có hướng khắc phục khó khăn, điều chỉnh việc ôn tập trực tuyến cho học sinh được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các thầy cô trực tiếp là người giảng dạy, kết nối “lớp học ảo” rất linh hoạt trong cách vận dụng phương pháp dạy trực tuyến, luôn tìm tòi và giải quyết các vấn đề khúc mắc mà phương pháp dạy trực tuyến đưa lại.

Nói về vấn đề này, cô Đinh Thị Hảo- giáo viên môn Văn trường THCS Hoàng Văn Thụ tâm huyết chia sẻ: “Tôi đã dạy lớp 9 rất nhiều năm, chưa có năm nào dạy trực tuyến như năm nay. Điều khó khăn cho chúng tôi ở khâu quản lý vì 100% các con tham gia học trực tuyến thì ko quản lý được hết. Trước khi dạy tôi điểm danh, sau đó chụp danh sách gửi tới các phụ huynh, và phụ huynh nhắc nhở các con vào học. Chúng tôi yêu cầu các em bật camera trong thời gian học để chúng tôi theo dõi. Sau những buổi học, tôi chụp lại các bài tập tôi yêu cầu học sinh làm gửi vào zalo cho phụ huynh, và chính các phụ huynh sẽ chuyển bài tập cho các con làm. Khi làm xong, họ chụp lại bài tập của các con gửi cho các thầy cô để kiểm tra bài”.

Một tiết ôn tập trực tuyến của cô và trò khối THCS tại Bắc Giang. Ảnh: Dương Lâm

Một tiết ôn tập trực tuyến của cô và trò khối THCS tại Bắc Giang. Ảnh: Dương Lâm

Đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh hiện tại học sinh vẫn đi học bình thường, nhưng các nhà trường đã lên phương án để đảm bảo cho việc học trực tuyến được hiệu quả nếu trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài khiến học sinh phải nghỉ học tránh dịch.

Thầy Trần Duy Phương, Hiệu trường trường chuyên Bắc Giang (TP Bắc Giang) cho biết: “Hiện tại các trường trong khối THPT trong tỉnh vẫn đi học bình thường. Nhưng nếu trong trường hợp tới đây, dịch bệnh diễn biến quá phức tạp, học sinh phải nghỉ học thì chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án để các thầy cô dạy trực tuyên theo hướng dẫn của Bộ và của Sở. Về phía nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện như 3 phòng học thông minh dạy học trực tuyến rồi cắt phiên cho các thầy cô đến dạy. Nếu dạy trực tuyến, phương án chúng tôi đặt ra là dạy trên giáo án Bộ GD đưa ra trong thời gian tới, trên cơ sở đó, chúng tôi yêu cầu giáo viên trong nhà trường xây dựng chương trình chung cho từng môn. Sau đó Ban giám hiệu duyệt chương trình và đưa lên bài giảng. Khi đưa lên thì cũng sắp xếp theo từng lớp, cũng như thời khóa biểu dạy ở trường, có thời gian biểu sắp xếp cho giáo viên dạy trực tuyến từng môn tránh sự trùng lặp”.

Trên thực tế, việc học trực tuyến được triển khai ở khắp các cấp học trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh tham gia học trực tuyến chưa đạt 100% và chưa đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn.  Nhiều học sinh chưa có trang thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối Internet để phục vụ tốt cho việc học trực tuyến. Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn lơ là, chưa thực sự quan tâm tới việc học trực tuyến của con em mình. Vì thế dẫn tới học sinh tham gia học trực tuyến chưa đạt tỉ lệ 100%.

Ông Bạch Đăng Khoa- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang chia sẻ thông tin với PV. Ảnh: Dương Lâm

Ông Bạch Đăng Khoa- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang chia sẻ thông tin với PV. Ảnh: Dương Lâm

Trao đổi với PV, ông Bạch Đăng Khoa- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cho biết: “Tỉnh đã khảo sát tính khả quan khi dạy bằng hình thức học trực tuyến. Sở đã chỉ đạo các trường trong địa bàn tỉnh tiến hành khảo sát tỷ lệ gia đình học sinh có máy tính, có laptop, bao nhiêu điện thoại thông minh có kết nối Internet. Để dạy được trên truyền hình, chúng tôi tiến hành khảo sát có bao nhiêu hộ gia đình có TV xem được kênh BGTV. Mục đích khảo sát để biết được điểm mạnh và hạn chế của mỗi loại hình để làm sao 100% học sinh có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, Sở còn xây dựng chương trình học trực tuyến trên Đài truyền hình tỉnh, trang wep bacgiang.tvgo, và tại trang wep của Sở giáo dục BG Sgd.bacgiang.gov là một địa chỉ để các em truy cập và học trực tuyến trên đó. Ngoài ra, ở những huyện vùng sâu vùng xa, tiếp cận với internet còn nhiều khó khăn và thiếu thốn trang thiết bị, số lượng học sinh ít, các giáo viên phải photo bài tập và mang đến tận nhà cho học sinh để ổn tập”.

Bằng nhiều biện pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã có bước chuẩn bị tốt, chủ động phương án, điều kiện tốt nhất cho việc học trực tuyến đề phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở từng địa phương trong địa bàn tỉnh cũng như từng đối tượng học sinh ở các cấp học tiếp cận với chương trình phòng học kết nối do Bộ đề ra. 

Thủy Tiên

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục