Bắc Macedonia bỏ phiếu chấm dứt tranh chấp với Bulgaria vì mục tiêu gia nhập EU

Chủ nhật, 17/07/2022 12:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lập pháp Bắc Macedonia hôm thứ Bảy (16/7) đã thông qua một thỏa thuận do Pháp làm trung gian nhằm giải quyết tranh chấp với Bulgaria và dọn đường cho các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Với 68 phiếu thuận, quốc hội 120 ghế đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận. Các nhà lập pháp đối lập đã không tham gia bỏ phiếu và rời khỏi phòng.

bac macedonia bo phieu cham dut tranh chap voi bulgaria vi muc tieu gia nhap eu hinh 1

Các thành viên Nghị viện Bắc Macedonian trong cuộc tranh luận quốc hội vào ngày 16 tháng 7 năm 2022. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Dimitar Kovacevski cho biết: “Hôm nay chúng ta đang mở ra một viễn cảnh mới cho đất nước của chúng ta… kể từ hôm nay, chúng ta tiến hành các bước nhanh chóng để gia nhập đại gia đình EU”.

Thỏa thuận đề xuất rằng hiến pháp của Bắc Macedonia được sửa đổi để công nhận một dân tộc thiểu số Bulgaria. Đề xuất không yêu cầu Bulgaria công nhận ngôn ngữ Macedonia.

Đổi lại, Bulgaria sẽ cho phép nước láng giềng Tây Balkan bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với EU.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người đã đến Skopje và kêu gọi các nhà lập pháp bỏ phiếu vào thứ Năm, cho biết cuộc bỏ phiếu này “mở đường nhanh chóng cho việc mở đầu các cuộc đàm phán gia nhập”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hoan nghênh cuộc bỏ phiếu, nói rằng Washington công nhận "những đánh đổi khó khăn được cân nhắc trong thỏa hiệp này, thừa nhận và tôn trọng bản sắc văn hóa của Bắc Macedonia và ngôn ngữ Macedonia".

Lãnh đạo của đảng đối lập lớn nhất VMRO-DPMNE, Hristijan Mickoski, cho biết “chưa có gì kết thúc”. Ông nói thêm rằng đảng của ông sẽ không ủng hộ những thay đổi hiến pháp đòi hỏi 2/3 số phiếu bầu. Điều này cũng gây ra các cuộc biểu tình ở Bulgaria và góp phần vào cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ.

Bắc Macedonia, một nước cộng hòa Nam Tư cũ, đã là ứng cử viên xin gia nhập EU trong 17 năm, nhưng các cuộc đàm phán thành viên ban đầu bị ngăn cản bởi Hy Lạp và sau đó là Bulgaria.

Mai Anh (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h