Bắc Ninh: Bảo tồn và phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái

Chủ nhật, 05/12/2021 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Làng Đại Bái, xưa còn gọi là làng Văn Lãng hay làng Bưởi, nằm trên dải đất cao bên bờ Bái Giang, nay thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Làng Đại Bái từ lâu nổi tiếng với nghề đúc đồng thủ công.

Sau hàng thế kỷ thăng trầm với nghề, Đại Bái ngày nay được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ, đem lại thay đổi tích cực về kinh tế xã hội cho người dân.

Cách đây khoảng 200 năm, những thợ giỏi của làng nghề đã lên kinh thành Thăng Long lập phường nghề thủ công. Phố Hàng Đồng ở khu phố cổ Hà Nội ngày nay chuyên buôn bán đồ đồng gia dụng, mỹ nghệ, nhiều chủ cửa hàng ở đây có nguồn gốc dân làng Đại Bái. 

bac ninh bao ton va phat trien lang nghe duc dong dai bai hinh 1

Sau hàng thế kỷ thăng trầm với nghề, Đại Bái ngày nay được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ

Đại Bái qua từng thời kỳ vẫn phát triển, đạt đến chuyên môn hóa chặt chẽ. Những kỹ thuật luyện đồng, sản phẩm ngày càng đa dạng, tinh xảo. Kỹ thuật luyện đồng, pha chế đồng đạt tới độ chuyên sâu, mang bí quyết riêng.

Những mẫu mã đồ thờ như: Lư đồng, bát hương, đỉnh đồng, tượng đồng lần lượt được ra đời. Sản phẩm đồ đồng Đại Bái đạt chất lượng mỹ thuật cao, được nhiều lái buôn tìm về để phân phối khắp các vùng trong cả nước.

Đời nối đời, các nghệ nhân trong làng truyền nghề cho các thế hệ con cháu tiếp nối nghề tổ. Nghệ nhân làng nghề Nguyễn Văn Lục kể: “Đất nghề để lại giá trị văn hóa, nên các cháu bây giờ bắt tay vào nghề rất thuận lợi. Thế hệ trẻ nắm bắt nghề nhanh, hiểu sâu văn hóa, tiếp thu những nét chạm khắc từ các thời vua trong lịch sử: Lý - Trần - Lê, lấy được vốn quý của người xưa  đưa vào sản phẩm làng nghề”.

Trước kia, Đại Bái chỉ sản xuất các đồ thờ cúng thì nay đã chuyển sang các mặt hàng như: tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, tranh tứ quý, bình hoa, các bộ đồ trà, các bộ đờ thờ, tranh chạm khảm… đòi hỏi kỹ thuật, mỹ nghệ  cao, được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số  nước ở khu vực châu Á, Đông Nam Á.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng, tính đến nay làng nghề  đã có gần 70 doanh nghiệp với  hơn 700 hộ làm nghề với khoảng 1.700 lao động chuyên làm các mặt hàng gò đúc đồng, các sản phẩm đồng mỹ nghệ.  

Làng nghề hiện nay có nhiều nghệ nhân giỏi, đạt trình độ tay nghề quốc tế. Học nghề từ người chú ruột khi mới 13-14 tuổi, sau hơn 20 năm, Nguyễn Văn Trung đã nổi tiếng về kỹ thuật, nghệ thuật đúc, tạc tượng. Trong câu chuyện làm nghề, anh tâm sự: “Gia đình mình thường chế tác các sản phẩm như: đỉnh, lọ, lư hương, đặc biệt là những pho tượng Phật. Làm cái nghề này phải có tâm với nghề, yêu nghề mới làm được. Một phần phải có bí quyết, kinh nghiệm, nhưng nhất định phải có cái tâm trong nghề  thì mới làm ra những sản phẩm đẹp”.

Với mong muốn đưa sản phẩm đúc, khảm đồng Đại Bái đến với đông đảo người dân trong và ngoài nước, anh Nguyễn Văn Đông, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã đưa các sản phẩm tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, sản phẩm của anh đã tạo nên thương hiệu riêng, mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Chia sẻ về quá trình đến với nghề, anh Đông cho biết sinh ra và lớn lên trên quê hương Đại Bái, ngay từ ngày còn nhỏ, anh đã được bố mẹ dạy đúc đồng. Trước đây, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, các công đoạn đều làm thủ công, chủ yếu là sản phẩm gồm đồ gia dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt như xoong, nồi, chậu, ấm, chén…

Cùng với sự phát triển của xã hội, với tinh thần năng động, ham học hỏi, những người thợ trong làng đã ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại để làm mới các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, song song với sản xuất đồ gia dụng, những người dân Đại Bái làm thêm các mặt hàng đồng mỹ nghệ có khảm các loại kim khí.

Bắt nhịp với xu thế của thời đại, năm 2013, anh Nguyễn Văn Đông thành lập cơ sở đồng Đông Huyền, tại xã Đại Bái chuyên sản xuất đồ đồng mỹ nghệ. Các sản phẩm đồng mỹ nghệ của sơ sở của anh có chủng loại đa dạng, phong phú, chất lượng như bộ đồ thờ cúng bằng đồng, mặt trống đồng, tranh đồng, tượng đồng, đồ đồng phong thủy… Trong số đó, có 2 sản phẩm là bộ đồ thờ đồng ngũ sắc và mặt trống đồng được lựa chọn tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021.

Anh Đông chia sẻ, đây là hai trong số các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong số những sản phẩm tại làng nghề Đại Bái. Theo anh Đông, các sản phẩm đồ đồng của cơ sở của anh đều được làm thủ công, chỉn chu, tỷ mỉ trong từng công đoạn từ đúc, sửa nguội, mài, dũa, đánh bóng, sơn màu…

Với mẫu mã phong phú, chất lượng bảo đảm, bộ đồ thờ đồng ngũ sắc của cơ sở Đông Huyền được khách hàng trong tỉnh và cả nước ưa chuộng. Hiện nay, sản phẩm có giá từ 25 – 50 triệu đồng/bộ, tùy kích cỡ. Bình quân mỗi năm, cơ sở bán ra thị trường hàng chục bộ với doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm từ sản phẩm này.

Tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2021, anh Nguyễn Văn Đông mong muốn các cấp, ngành, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện sản phẩm của gia đình có thể từng bước xuất khẩu ra thị trường thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Thời gian tới, anh tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa nhiều sản phẩm có giá trị tham gia vào chương trình OCOP.

“Với việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng, cơ sở đồng Đông Huyền đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, góp phần bảo tồn, phát triển thương hiệu đồng Đại Bái và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. ” - ông Nguyễn Khắc Đạm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình chia sẻ.

Vượt qua bao thăng trầm, hoạt động làng nghề ở Đại Bái ngày càng mở rộng và phát triển. Nghề thủ công truyền thống ở Đại Bái đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đem lại sự thay đổi bộ mặt làng quê và góp phần nâng cao đời sống người dân làng nghề.

Minh Hằng

Tin khác

Miền Trung chống chọi hạn hán khốc liệt, Đồng bằng sông Cửu Long đối diện xâm nhập mặn kéo dài

Miền Trung chống chọi hạn hán khốc liệt, Đồng bằng sông Cửu Long đối diện xâm nhập mặn kéo dài

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở cấp 2. Trong khi đó, hạn hán ở miền Trung, Tây nguyên vẫn rất khốc liệt trong đầu tháng 5.

Đời sống
Dự báo thời tiết 1/5/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

Dự báo thời tiết 1/5/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nắng nóng chấm dứt

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 1/5/2024, không khí lạnh tràn về chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt diện rộng ở Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ An.

Đời sống
Gia Lai: Hai cán bộ và một người dân tử vong do đuối nước trên sông Pô Cô

Gia Lai: Hai cán bộ và một người dân tử vong do đuối nước trên sông Pô Cô

(CLO) Ba nạn nhân gồm hai cán bộ đang công tác trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) và một người dân tử vong trong lúc tắm tại sông Pô Cô, thuộc địa bàn xã Ia Dom.

Đời sống
Thiêng liêng giây phút chào cờ trên đảo Trường Sa lớn

Thiêng liêng giây phút chào cờ trên đảo Trường Sa lớn

(CLO) Trong không khí trang nghiêm, trước cột mốc chủ quyền và lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ trên đảo Trường Sa lớn đã diễn ra thật nhiều cảm xúc.

Đời sống
Gần 7.000 phương tiện vi phạm an toàn giao thông bị tạm giữ trong ngày 30/4

Gần 7.000 phương tiện vi phạm an toàn giao thông bị tạm giữ trong ngày 30/4

(CLO) Trong ngày 30/4, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý hơn 17.000 trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ gần 7.000 phương tiện.

Đời sống