Bắc Ninh trưng bày tái hiện không gian ‘Chợ tranh Đông Hồ’

Thứ tư, 22/11/2023 20:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không gian “Chợ tranh Đông Hồ” được tái hiện, nhằm góp phần gìn giữ và phát triển nghề làm tranh dân gian tại phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành.

Ngày 22/11, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ ở phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh tổ chức trưng bày tái hiện không gian “Chợ tranh Đông Hồ”.

Khu trưng bày với 20 gian hàng, tái hiện không gian chợ tranh cổ, quảng bá nghề bán hàng mã, nghề làm tranh Đông Hồ; giới thiệu nguyên liệu, dụng cụ sản xuất tranh dân gian Đông Hồ; tái hiện không gian sử dụng tranh Đông Hồ với gian thờ xưa, phòng khách và phòng làm việc…

bac ninh trung bay tai hien khong gian cho tranh dong ho hinh 1

Người dân, du khách tham quan không gian “Chợ tranh Đông Hồ”. Ảnh: bacninh.gov.vn

Bên cạnh đó là gian hàng giới thiệu, quảng bá về du lịch Bắc Ninh; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nghệ thủ công; giới thiệu ẩm thực tiêu biểu Bắc Ninh…

Đến với chợ tranh du khách còn được hòa mình vào không gian của vùng quê Kinh Bắc với những sản phẩm truyền thống. Qua đó, tỉnh Bắc Ninh định hình thêm một sản phẩm du lịch mới của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Đáp, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh, tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (nay là khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành). Tranh thường được phát hành vào dịp Tết Nguyên đán, nên còn gọi là tranh Tết.

Chợ tranh Tết xưa diễn ra tại đình Đông Hồ vào các ngày 6, 11, 16, 21 và 26 tháng Chạp hàng năm. Trong mỗi phiên chợ có hàng nghìn bức tranh các loại được mang ra bày bán.

Khách mua tranh từ khắp các tỉnh gần xa xuôi theo sông Đuống, theo các tuyến đường bộ về buôn tranh. Mọi người mua tranh trả tiền hay dùng hàng hóa đổi lấy tranh đều được. Sau năm 1945, cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, chợ tranh Đông Hồ không còn được tổ chức.

Hiện nay, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang đối mặt với những thách thức, sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguy cơ mai một của thế hệ nghệ nhân cao tuổi.

Đông Hồ xưa kia có 17 dòng họ cùng tham gia sản xuất tranh thì nay chỉ còn 3 dòng họ giữ được nghề của cha ông với khoảng 30 người trực tiếp tham gia vào hoạt động làm tranh. Việc bảo vệ, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là cần thiết, cấp bách đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng và nghệ nhân.

bac ninh trung bay tai hien khong gian cho tranh dong ho hinh 2

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế trình diễn vẽ tranh Đông Hồ. Ảnh: bacninh.gov.vn

Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2017, nghề tranh Đông Hồ bắt đầu được lập hồ sơ quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách các Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Tháng 3/2020, Việt Nam đệ trình UNESCO hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để được xem xét ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và dự kiến được xem xét tại Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể vào năm 2024.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai

(CLO) Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai là sự kiện quy mô cấp tỉnh, với khoảng 30 hoạt động giới thiệu về văn hóa, du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế từ sen.

Đời sống văn hóa
Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa