Tác phẩm đoạt giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019:

Bài 1: Hành trình khám phá “Thảm kịch miền đất hứa”

Thứ sáu, 19/06/2020 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Loạt phóng sự “Thảm kịch miền đất hứa” gồm 3 tập gồm “Giấc mộng dở dang” (tập 1), “Những kẻ tiếp tay” (tập 2) và “Hành trình không tưởng” (tập 3) của Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) được Hội đồng Chấm Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019 đánh giá cao.

LTS: Từ hôm nay, congluan.vn sẽ giới thiệu tới độc giả những câu chuyện hậu trường tác nghiệp mang đậm tính dấn thân, nhiệt huyết và máu lửa của những người làm báo. Để thấy, đằng sau những tác phẩm được vinh danh trên thảm đỏ giải báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019 là những nhọc nhằn thấm đẫm mồ hôi, là những chuyến “nằm vùng” không thể quên, là những “lăn xả” với từng điểm nóng của sự kiện. Thậm chí là những trăn trở dừng lại hay đi tiếp, thỏa hiệp hay quyết liệt vạch trần tội ác...

Phóng viên tác nghiệp tại nhà nạn nhân Phạm Thị Trà My, thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh

Phóng viên tác nghiệp tại nhà nạn nhân Phạm Thị Trà My, thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh

Loạt phóng sự được thực hiện ngay khi thông tin về vụ việc đau lòng 39 người Việt gặp nạn trong xe contener tại nước Anh và kịp thời lên sóng ANTV trong chuyên mục “An toàn sống” liên tục vào 18h40 hàng ngày từ 29/10 - 1/1 năm 2020.

Đây là đề tài mang tính thời sự được dư luận không chỉ trong nước mà cả thế giới đặc biệt quan tâm trong thời điểm đó, bởi đề cập tới một trong những “mảng tối” còn tồn tại bấy lâu nay đó là đi lao động nước ngoài bất hợp pháp, lại diễn ra ở địa bàn rộng liên quan trực tiếp tới hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh. Chính vì vậy, để thực hiện loạt phóng sự cho đề tài này, ANTV phải sử dụng tới 5 phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại hiện trường: Bùi Thị Diệu Thơm, Nguyễn Xuân Đoài, Bùi Anh Thơ, Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Xuân Sơn, ở “đại bản doanh” có nhà báo Nguyễn Long và Nguyễn Thị Hồng định hướng thực hiện.

Sau khi phát sóng loạt phóng sự, phản hồi của dư luận rất tích cực, rất nhiều cuộc điện thoại của khán giả đã gọi về cho Ban Biên tập mong muốn ekip thực hiện thêm loạt phóng sự khác nhằm bóc trần, đưa ra ánh sáng các đối tượng lừa đảo, bóc gỡ các đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép. Ekip cũng đã cung cấp các tài liệu về những cuộc trao đổi của các nạn nhân với những đối tượng nằm trong đường dây này cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công An, giúp củng cố hồ sơ điều tra.

“Ngay sau khi có thông tin về vụ việc 39 người Việt gặp nạn trong contener tại hạt Essex miền Đông nước Anh hôm 23/10 năm 2019 thì ekip sản xuất chương trình An toàn sống của ANTV đã lên đường để thực hiện phóng sự tại hai địa phương là Nghệ An và Hà Tĩnh”, phóng viên Nguyễn Xuân Đoài chia sẻ. Anh cho biết “Tại hai địa phương này, không khí tang tóc bao trùm những gia đình không liên lạc được với người thân”.

Một số tin nhắn của Trà My lộ diện cho thấy hành trình tìm miền đất hứa thất bại và chính thức trở thành thảm kịch của 39 người Việt Nam đang cố gắng vượt biên sang nước Anh bằng xe tải là những chứng cứ gợi mở. Từ đó ekip phải khai thác thêm những thông tin tại gia đình các nạn nhân, để có thể phát hiện ra những vấn đề trọng tâm mà ekip hướng tới đó là đường dây hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài trái phép. 

Phóng viên làm việc với chính quyền huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Phóng viên làm việc với chính quyền huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Con đường duy nhất phải thực hiện đó là tiếp cận gia đình các nạn nhân bởi lẽ, trong thời điểm nhạy cảm người thân mất ở nơi đất khách quê người đã là một sự tang thương, hơn nữa, việc xử lý làm sao để người thân có thể trở về quê hương và nằm nghỉ trong lòng đất mẹ vẫn còn chưa có hướng cụ thể. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và những biện pháp nghiệp vụ, nhóm phóng viên đã tiếp cận được với gia đình các nạn nhân, từ đó đã củng cố thêm những căn cứ về một đường dây xuyên quốc gia đưa người vượt biên bất hợp pháp, được tổ chức vô cùng chặt chẽ và rộng lớn mà Việt Nam chỉ là một trong những chân rết.

Khó khăn nhất là việc tiếp cận với các đối tượng hoạt động môi giới đưa những người có nhu cầu đi nước ngoài đã trở nên cảnh giác hơn trước đó. Quá trình khai thác thông tin hoàn toàn được tiến hành bằng việc quay lén. Một số đối tượng cảnh giác thăm dò trước khi đưa ra câu trả lời cũng như dẫn dắt đến những đầu mối quan trọng khác. Khi tiến hành đợt công tác thứ 2, thời điểm đó báo chí đã đăng tải nhiều thông tin về các đường dây đưa người đi nước ngoài trái phép, nên việc tiếp cận trở nên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên ekip cũng đã có được các thông tin vô cùng quý giá từ người thân của các nạn nhân. Song song đó, một mũi khác đã tiếp cận với những lao động chui ở nước ngoài như Đức, giúp bức tranh toàn cảnh về lao động bất hợp pháp trở nên sáng tỏ, rõ nét và đa diện hơn.

Phóng viên Bùi Anh Thơ kể: “Bọn mình phải đóng giả là những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, và được các đối tượng tư vấn nhiệt tình. Khi chương trình được phát sóng, các đối tượng đã dùng những lời lẽ dạt nạt, thách thức như: “Em làm phóng sự được bao nhiêu tiền? Anh sẽ cho em” hoặc “Sao em quay mà không bảo để anh chuẩn bị cái áo cho đẹp”. Bây giờ nghĩ lại bọn mình vẫn thấy sợ hãi, sợ hãi không phải bị đe dọa mà sợ vì ám ảnh cái chết tang thương của nhiều người trong một làng. Thời điểm ấy, bọn mình chỉ ngủ có vài tiếng một ngày, ban ngày thì đi quay, đêm về viết kịch bản đến 3,4 giờ sáng để kịp gửi về cơ quan”.

Phóng viên tác nghiệp tại nhà hai chị em Trần Thị Ngọc, Trần Thị Nga, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Phóng viên tác nghiệp tại nhà hai chị em Trần Thị Ngọc, Trần Thị Nga, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Phóng viên Bùi Thị Diệu Thơm kể tiếp: “Khi bị phát hiện là phóng viên, chúng tôi đã báo cáo với Ban Biên tập và được Ban Biên tập kịp thời hỗ trợ liên hệ với địa phương để giúp đỡ (khi cần). Bởi thế, chúng tôi thật sự an tâm, cảm giác không bị “bỏ rơi” giữa “trận chiến”. Nhưng phải nói đây là chuyến tác nghiệp mà chúng tôi nhớ nhất. Nhất là những ngày cuối, chúng tôi tiếp xúc với gia đình rất khó khăn bởi đã có quá nhiều thông tin, họ bị chỉ trích nhiều nên tâm lý rất e ngại báo chí. Có trường hợp khi biết tôi là nhà báo, một bác ở Can Lộc, Hà Tĩnh đã cầm gậy vụt và bảo chúng tôi là “Cút đi”. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng tiếp cận dần dần với tâm lý của người đi chia sẻ nỗi buồn chứ không phải đi tác nghiệp. Như gia đình bạn bạn Trà My chẳng hạn, sau cùng mẹ bạn ấy cũng chia sẻ rất nhiều với chúng tôi, và đó là những thước phim rất quan trọng của phóng sự này”.

Phóng viên tác nghiệp tại gia đình nạn nhân Nguyễn Mạnh Hùng (Nghệ An)

Phóng viên tác nghiệp tại gia đình nạn nhân Nguyễn Mạnh Hùng (Nghệ An)

Nhà báo Nguyễn Thị Hồng, phụ trách ekip cho biết, thông thường, trước mỗi chuyến công tác chúng tôi phải khảo sát rất kỹ lưỡng, thế nhưng chuyến này, chúng tôi không có thời gian làm việc đó. “Tác nghiệp trực tiếp lại là hai cô gái có tuổi đời còn rất trẻ cũng khiến chúng tôi, những người ở nhà đợi tin khá lo lắng, nhất là khi bị phát hiện. Có thể nói, các bạn trẻ trong ekip đã sẵn sàng lăn xả, làm việc với thái độ nghiêm túc và ANTV cũng tự hào là một trong những cơ quan báo chí đi tác nghiệp sớm nhất, có hướng đi hợp lý nhất. Khi biết tin nhận giải tại giải báo chí danh giá nhất chúng tôi coi đây là niềm tự hào chung, thêm một lần nữa khẳng định, nếu làm nghề một cách tử tế, chăm sóc, vun vén nó một cách cẩn thận thì sẽ có thành quả”, nhà báo Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Chia sẻ về việc đào tạo những phóng viên trẻ tại cơ quan hiện nay, nhà báo Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Do công việc đòi hỏi, lãnh đạo kênh, đơn vị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bỏ nhiều thời gian đào tạo các bạn đồng thời có khuyến khích các bạn làm và có người hướng dẫn kèm. Có những bạn trẻ làm mười mấy tiếng, ăn ngủ ở cơ quan không về nhà. Chúng tôi xác định làm báo là phải đào tạo thường xuyên, liên tục. Đồng thời phải không ngừng học hỏi lẫn nhau, người trẻ phải học người đi trước còn người đi trước nhìn nhiệt huyết người trẻ để thúc đầy mình hơn”.

Thiên Phú (ghi)

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo