Bài 1: Matexim và những kỳ vọng…“trên giấy”

Thứ hai, 23/07/2018 15:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau thảm đỏ với những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh là những dự án “bánh vẽ” dở dang, kìm hãm sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Hậu quả trên đang làm đau đầu những người “cầm lái” con thuyền thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn và hơn hết, đang gây bức xúc cho cử tri và nhân dân địa phương.

Sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu Công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) vào năm 2007, Matexim - Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ như một “luồng gió mới” mang theo những kỳ vọng thổi hồn vào bức tranh kinh tế của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện kim phi cốc, công suất 100.000 tấn sắt xốp/năm của doanh nghiệp này chưa kịp “đơm hoa” đã báo ngày “tàn nhụy”.

Thảm đỏ…

Theo thông tin dự án, Nhà máy Sắt xốp Bắc Kạn (sau điều chỉnh GCN đầu tư lần 1 thành Nhà máy luyện kim phi cốc) có tổng mức đầu tư hơn 549 tỷ đồng với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm, được đầu tư vào Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới năm 2009, mục tiêu sản xuất sắt xốp cung cấp cho ngành công nghiệp thép, đặc biệt lĩnh vực sản xuất thép chất lượng và thép hợp kim. Đây được coi là cơ sở công nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh sản xuất kim loại sắt từ tận dụng quặng nghèo trên địa bàn, góp phần nâng cao giá trị khoáng sản, mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động từ khâu khai thác khoáng sản đến chế biến, tăng thu cho ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Matexim và những kỳ vọng trên giấy 

Cũng bởi tầm quan trọng của dự án mang lại nên cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn nhiều lần chiều lòng chủ đầu tư để điều chỉnh dự án. Cụ thể, tháng 7/2010, với lí do biến động về giá cả vật tư, thiết bị, tăng diện tích và đổi tên dự án cho phù hợp với Văn bản 146/TTg-KTTH ngày 19/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện kim phi cốc” vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nên Matexim đã đề nghị điều chỉnh GCN đầu tư.

Tiếp đó, 29/6/2012, Công ty đề nghị cấp GCN đầu tư điều chỉnh lần 2, do quá trình thực hiện dự án kéo dài so với dự kiến ban đầu. Qua đó, BQL các KCN tỉnh đã chấp thuận phương án trên để điều chỉnh ngày khởi công dự án vào tháng 8/2009, hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 3/2013.

Khu Công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số 125/TTg ngày 22/01/2007 và được đầu tư đồng bộ khoảng 250 tỷ đồng gồm: cấp nước, điện, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc với quy mô giai đoạn I là 73,5 ha. Trong 6 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, có 3 doanh nghiệp lớn được cấp hơn 40ha đất, chiếm gần như toàn bộ diện tích đất công nghiệp cho thuê và cả 3 doanh nghiệp này đang nằm trong tình trạng như Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim).

Đồng thời, thừa ủy quyền của UBND tỉnh, BQL các KCN đã ký các hợp đồng thuê đất với Matexim gồm HĐ thuê đất 02/HĐTĐ ngày 14/9/2010 với diện tích 51.091m2 đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình; HĐ 06 thuê 9.360m2 để sử dụng mục đích xây dựng nhà máy; HĐ 07 thuê diện tích 1.379m2 để làm nhà ở công nhân tại khu tái định cư và dịch vụ công cộng KCN Thanh Bình.

Tuy nhiên, theo ông Nông Đình Huân, Phó BQL các KCN Bắc Kạn: sau khi chính thức đi vào hoạt động năm 2013 cho đến thời điểm tạm ngừng sản xuất, (theo thông báo của Công ty Matexim: phải tạm ngừng sản xuất khu vực luyện kim từ 1/1/2016), thì nhà máy chưa khi nào sản xuất đạt 15% công suất thiết kế. 9.360m2 đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình Nhà máy luyện kim phi cốc cũng không được xây dựng, chỉ xây tường và để trống từ khi được giao đất đến nay, không phục vụ sản xuất. Hiện, Nhà máy này vẫn chưa có dấu hiện hoạt động trở lại.

Và… cục nợ!

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành hàng loạt văn bản nhằm đốc thúc tiến độ dự án hoạt động trở lại và nộp thuế cho tỉnh theo cam kết nhưng đối ngược với sự rốt ráo đó, dường như Matexim đã “tê, ì”.

Cụ thể, ngày 22/12/2017, UBND tỉnh Bắc Kạn có văn bản 6640/UBND-CN yêu cầu Matexim khẩn trương đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất trong quý I/2018. Trong trường hợp công ty vẫn tiếp tục trì hoãn hoạt động sản xuất và không thực hiện nộp nghĩa vụ ngân sách với tỉnh, UBND tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công Thương, đồng thời thực hiện các biện pháp để chấm dứt hoạt động đầu tư dự án của công ty theo quy định và kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho Cty trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/12/2017, Matexim đã có văn bản phúc đáp UBND tỉnh Bắc Kạn nhưng không nêu thời gian cụ thể đưa dự án đầu tư trở lại; tiếp tục trì hoãn sản xuất và không thực hiện nộp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách theo mức ấn định thuế 2017.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Mặc dù UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương nhưng chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan này trong việc xử lí đối với Matexim 

Tiếp đó, ngày 20/4/2018, BQL các KCN đã có văn bản trình UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị xem xét việc sử dụng đất đối với một phần đất thực hiện dự án Nhà máy luyện kim phi cốc của Matexim, khẳng định: trong thời gian vừa qua, Matexim đã có nhiều văn bản cam kết đưa Nhà máy hoạt động trở lại nhưng tính tới thời điểm hiện tại nhà máy này vẫn ngừng hoạt động. Để có đất xây dựng hệ thống kết nối đường giao thông giữa giai đoạn I và giai đoạn II của KCN, BQL các KCN đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Matexim trả lại diện tích 9.360m2 đang sử dụng không hiệu quả.

Cực chẳng đã, mới đây UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương báo cáo tình hình hoạt động Nhà máy luyện kim phi cốc của Matexim, cho biết: Công ty Cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ (Công ty) là đơn vị thành viên của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Công ty được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn 100.000T/năm thời gian thực hiện dự án 30 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư; được điều chỉnh tên Dự án thành: Nhà máy luyện kim phi cốc (công suất thiết kế 100.000 tấn sắt xốp/năm). Nhà máy được Bộ Công Thương chấp thuận bổ sung đưa vào Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 tại danh mục các dự án đầu tư ngành thép Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013. Nhà máy đi vào sản xuất từ năm 2013 với 1/3 mô đun, đến tháng 12 năm 2015 sản xuất được 25.071 tấn sắt xốp. Từ ngày 01/01/2016 đến nay Nhà máy dừng sản xuất do sản phẩm sắt xốp khó tiêu thụ, giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất.

Theo báo cáo của Công ty: Từ năm 2010 đến nay, Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ngân sách Nhà nước; thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm, ủng hộ và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc Công ty dừng hoạt động sản xuất tại Nhà máy luyện kim phi cốc đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm việc làm và thu nhập của người lao động địa phương, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và nguồn thu ngân sách của tỉnh Bắc Kạn. UBND tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (tại Văn bản số 6639/UBND-CN ngày 29/12/2017) đôn đốc công ty khôi phục hoạt động sản xuất; đồng thời cũng đã tổ chức làm việc với HĐQT, Tổng giám đốc Công ty nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch, giải pháp để hoạt động sản xuất trở lại.

Với chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất công nghiệp tại địa phương, UBND tỉnh Bắc Kạn báo cáo và kiến nghị Bộ Công Thương như sau: Tổ chức kiểm tra, đôn đốc Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ khẩn trương tái cơ cấu lại sản xuất để đưa Nhà máy luyện kim phi cốc hoạt động sản xuất trở lại trong năm 2018 để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn rất khó khăn về mặt bằng để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc Nhà máy luyện kim phi cốc nếu không thể tái hoạt động sản xuất, đề nghị Bộ Công Thương xem xét, chỉ đạo thanh lý dự án, trả lại mặt bằng cho tỉnh để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp khác.

Bài 2: “Điểm đen” mang tên Sahabak

Thành Vinh


Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra