Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Đột phá chiến lược để Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững

Bài 1: Nhân lực chất lượng cao: Thách thức lớn của Quảng Ninh

Thứ bảy, 08/10/2022 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao luôn được coi là khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội. Với một địa phương đang có đà tăng trưởng tích cực như Quảng Ninh, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng trở thành thách thức lớn.

Sự kiện: Quảng Ninh

LTS: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã xác định, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số là một trong 3 khâu đột phá chiến lược và coi đây là yếu tố quan trọng, là nền tảng vững chắc để tạo đà cho sự phát triển bền vững và đột phá của Quảng Ninh trong giai đoạn mới.

Cầu đã vượt xa cung

Với tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong các khu công nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng.

Hiện tỉnh Quảng Ninh có 11 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 5 khu công nghiệp đang hoạt động với trên 18 nghìn lao động, với tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện đã vượt xa cung.

Ước tính, Quảng Ninh đang thiếu từ 20.000-30.000 lao động mỗi năm. Còn theo khảo sát tại Đề án "Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", riêng lao động trong ngành công nghiệp chế biến cần có đến năm 2025 là khoảng 129.000 lao động; đến năm 2030 là 178.500 lao động. Tính riêng năm 2021, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 16.120 người, trong đó riêng các khu công nghiệp đã gần 10.000 người. “Nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn tới của tỉnh là rất lớn. Đến năm 2025, con số này cần tăng thêm hơn 100.000, riêng các khu công nghiệp cần tuyển trên 54.000 lao động”, ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cho biết thêm.

bai 1 nhan luc chat luong cao thach thuc lon cua quang ninh hinh 1

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ cao.

Đối với lĩnh vực dịch vụ - du lịch, dù gặp phải khó khăn lớn, kéo dài suốt hơn 2 năm do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này của tỉnh cũng đang dần lấy lại đà tăng trưởng. Đồng nghĩa với việc dự báo trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng lao động từ các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi... cũng sẽ tăng mạnh.

Ngoài ra, là một địa phương có đà tăng trưởng nhanh, hướng đến một nền dịch vụ, công nghiệp hiện đại,  thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là vấnđề rất “nóng” với Quảng Ninh cho dù vài năm gần đây, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chi gần 22.000 tỷ đồng từ ngân sách cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, gấp đôi so với 5 năm trước. Nguồn lao động địa phương hiện có gần 800.000 người, tỷ lệ đã qua đào tạo khoảng 85%, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước và đang chuyển dịch tích cực. Toàn tỉnh có 42 cơ sở đào tạo nghề, trung bình tuyển sinh  34.000-35.000 người/năm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, mới chỉ có khoảng 16% trong tổng số nhân lực của tỉnh được đào tạo ở trình độ cao đẳng, trung cấp (bằng một nửa so với mục tiêu), còn lại là đào tạo ngắn hạn, dưới 3 tháng. Tỷ lệ này là chưa thể và chưa kịp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp của tỉnh.

bai 1 nhan luc chat luong cao thach thuc lon cua quang ninh hinh 2

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ cao. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ cao.

Thách thức lớn

Theo các chuyên gia nhận định, với định hướng chuyển dịch kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến Quảng Ninh đều đang “khát nhân lực” trình độ cao, nhất là các ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi, logistics ngành dịch vụ, du lịch… Đây đều là những ngành, nghề mà Quảng Ninh đang có định hướng đẩy mạnh phát triển, nhằm mục tiêu đưa địa phương trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước vào năm 2030. Trước thực tế này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, đây chính là thách thức trực tiếp đối với tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc của Công ty TNHH Đô thị Amata Hạ Long, bài toán khó đối với cả nhà đầu tư và tỉnh Quảng Ninh hiện nay không phải là hạ tầng, là cơ chế chính sách như trước, mà là vấn đề nguồn nhân lực. Đây là tháchthức cần sớm được giải quyết.

Theo ông Bruno Jaspaert - Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C cho biết: Cũng giống như một số nhà đầu tư hạ tầng KCN tại Quảng Ninh, DEEP C rất quan tâm đến vấn đề lao động chất lượng cao. Mỗi tỉnh, thành phố cần có những ưu tiên cho đào tạo, tập trung vào những ngành nghề như: điện tử, sản xuất máy móc thiết bị… Điều này đòi hỏi phải có thời gian để chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng, nếu làm được, sẽ cải thiện đáng kể chất lượng nguồn lao động, giúp tăng lợi thế cho Quảng Ninh thu hút được các nhà đầu tư lớn.

PV

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, tại Khu công nghiệp VSIP, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024.

Đời sống
TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh 'không tem, không nhãn mác'

TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh "không tem, không nhãn mác"

(CLO) Cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) vừa phát hiện và tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

(CLO) Sau khi phát hiện người đàn ông chết trong lô cao su, người dân đã báo với cơ quan chức năng để xác định danh tính nạn nhân.

Đời sống
Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Đời sống