Tác nghiệp tại "điểm nóng" phòng chống dịch Covid-19:

Bài 10: Phóng viên Hoàng Phương: Tích cực phản ánh "tình người trong tâm dịch"

Thứ tư, 22/04/2020 11:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) "Những ngày này, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, chỉ một thông tin giật gân, sai sự thật cũng đủ gây hoang mang dư luận. Vì thế, đưa tin đúng, trúng, không gây xáo trộn xã hội là nhiệm vụ quan trọng hơn cả của người phóng viên" - phóng viên Hoàng Phương, truyền hình Nhân dân nhấn mạnh.

Bài liên quan

Cập nhật tin tức, "đánh bật" tin giả 

Những ngày chống dịch Covid-19, đội ngũ phóng viên cả nước đã có những ngày tác nghiệp không mệt mỏi, và phóng viên Hoàng Phương của Truyền hình Nhân Dân (báo Nhân Dân) cũng không ngoại lệ. Anh là phóng viên thường trú tại Bình Dương, chịu trách nhiệm đưa tin mới nhất liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại đây và những vùng lân cận.

Phóng viên Hoàng Phương trong một buổi tác nghiệp

Phóng viên Hoàng Phương trong một buổi tác nghiệp

Bình Dương được biết đến là nơi có đông công nhân nhất Việt Nam với hơn 1 triệu lao động làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Đó là một guồng quay công nghiệp khổng lồ, mỗi năm tạo ra lượng hàng hoá trên dưới 10 tỷ USD.

Với số lượng công nhân đông như vậy, trong thời điểm diễn ra đại dịch, các khu công nghiệp của Bình Dương được coi là nơi dễ có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Thế nhưng, phóng viên Hoàng Phương đã không hề ngần ngại,  tích cực có mặt tại các "điểm nóng" để đưa tin về tình hình dịch bệnh. 

Anh luôn xác định rằng, là phóng viên thường trú tại Bình Dương – tỉnh nằm trong nhóm có nguy cơ do Ban Chỉ đạo quốc gia phân loại, nên càng phải cập nhật thông tin kịp thời cho người dân tại đây.

Công việc phóng viên là phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều, chính vì thế, nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn, thì chính người phóng viên có thể trở thành nguồn siêu lây nhiễm. Đặc biệt, khi tác nghiệp trong các khu công nghiệp tại Bình Dương, phóng viên cần phải cẩn thận hơn bao giờ hết. 

Hoàng Phương chia sẻ quá trình tác nghiệp của mình với thái độ vô cùng lạc quan: “Cá nhân tôi khi đi tác nghiệp luôn chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng bảo vệ mình như cồn, gel rửa tay và ít nhất 10 cái khẩu trang. Bên cạnh đó, tôi luôn tuân thủ những quy định của các cơ quan, các nhà máy mà tôi tới làm việc. Cho tới thời điểm hiện tại, mọi việc với tôi vẫn thuận lợi. Tuy nhiên tôi vẫn luôn tự nhắc mình phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn trong thời gian tới”.

Phóng viên Hoàng Phương cũng cho biết thêm, việc phòng chống dịch vừa phục vụ lợi ích người lao động, cũng là phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ở đây hết sức chủ động và sáng tạo. Như ở tập đoàn TBS, tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, mỗi sáng trước khi bắt đầu vào làm việc, mọi công nhân sẽ được đo thân nhiệt, bảo vệ tại công ty sẽ chuẩn bị sẵn gel rửa tay sát khuẩn để mọi người sử dụng. Trong quá trình làm việc, toàn bộ công nhân đều đeo khẩu trang, bên cạnh đó, doanh nghiệp có bộ phận theo dõi lịch trình của các công nhân xin nghỉ phép, từng đi đâu, tới vùng nào, từ ngày nào tới ngày nào… để đảm bảo an toàn nhất cho cả khu công nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp khác phòng chống dịch Covid-19 bằng cách chia nhỏ bữa ăn trưa ra thành các khung giờ để đảm bảo nhà ăn không bị quá đông và thực hiện giãn cách trong bữa trưa.

Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc tại nhiều khu công nghiệp ở Bình Dương.

Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc tại nhiều khu công nghiệp ở Bình Dương.

Hoàng Phương khẳng định các doanh nghiệp tại Bình Dương đã áp dụng nhiều cách thức phòng chống dịch sáng tạo và hiệu quả, người lao động cũng có những nhận thức đúng đắn về phòng chống dịch và tuân thủ khá là tốt.

Có thể nói, dù gặp nhiều khó khăn song Hoàng Phương cùng phóng viên cả nước vẫn cầm chắc cây bút, xông pha vào "điểm nóng" để mang đến những tin bài cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời, đánh bật những tin giả, tin giật gân không hề ít trong thời điểm hiện nay.

Mọi thông tin đều được sàng lọc, cân nhắc

 rong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay, báo chí truyền thông có vai trò lớn trong việc định hướng xã hội nên việc cập nhật thông tin chính xác, kịp thời, đánh bay tin giả là điều cực kỳ quan trọng mùa dịch. 

Bài liên quan

Phóng viên Hoàng Phương cho biết, Truyền hình Nhân Dân đã "vào cuộc" nhanh chóng để tuyên truyền về dịch, thành lập tổ công tác, chỉ đạo xuyên suốt, từng giờ, từng phút tới các phóng viên thường trú tại 63 tỉnh thành. Đặc biệt, mọi thông tin đều được sàng lọc, cân nhắc để làm sao vừa kịp thời cảnh báo người dân về dịch bệnh nhưng lại không được gây hoang mang, hoảng loạn. 

Phóng viên Hoàng Phương bày tỏ niềm vui và sự cảm kích khi luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ từ Trung tâm Truyền hình Nhân Dân tại Hà Nội. Bản thân anh cũng luôn cố gắng tìm kiếm và khai thác nhiều chủ đề liên quan đến dịch Covid-19 để người dân có cái nhìn đa chiều: “Tôi cũng thường xuyên tìm kiếm những câu chuyện và đưa tin về những cách làm hay, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch bệnh. Bởi khi đưa theo hướng đó, một mặt công chúng sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, mặt khác lại không gây hoang mang, không tạo ra những hiệu ứng truyền thông xấu trong xã hội. Tôi nghĩ việc đưa những thông tin chính xác, tích cực cũng là cách đóng góp cho xã hội trong hoàn cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay”.

Trực tiếp tới tác nghiệp tại các khu công nghiệp để đưa tin chính xác nhất.

Trực tiếp tới tác nghiệp tại các khu công nghiệp để đưa tin chính xác nhất.

Việc tác nghiệp trong dịch bệnh lần này của Hoàng Phương đã mang đến cho anh nhiều trải nghiệm. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, để đảm bảo an toàn, cả phóng viên hiện trường lẫn người trả lời phỏng vấn đều đeo khẩu trang, đứng cách xa nhau 2m và thực hiện các biện pháp an toàn khác.

Chia sẻ với chúng tôi, phóng viên Hoàng Phương bộc bạch thêm rằng trong suốt quá trình tác nghiệp từ thời điểm dịch Covid-19 diễn ra đến nay, anh đã được lắng nghe nhiều câu chuyện và để lại trong anh những ấn tượng khó quên. Vì thế, trong quá trình khai thác thông tin, anh luôn cố gắng hướng đến phản ánh các nội dung thông tin tích cực, gần gũi. Đáng nhớ nhất, xúc động nhất là câu chuyện tình người, câu chuyện san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

Khi thực hiện cách ly xã hội, chợ dân sinh vắng người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập của những lao động nghèo tại Bình Dương. Thời điểm này, những người bán vé số dạo, phụ việc quán cơm là những người chịu tác động đầu tiên. Đặc biệt, ở Bình Dương, một tỷ lệ lớn những lao động phi chính thức. Đó là những người ngoại tỉnh đến thuê nhà để kiếm sống. Họ lại càng khó khăn hơn nữa!

Và trong khi chờ đợi sự hỗ trợ từ Chính phủ, hàng loạt chủ nhà trọ, ký túc xá tư nhân ở Bình Dương đã ra thông báo miễn tiền nhà trọ 1 đến 2 tháng để hỗ trợ người lao động và sinh viên nghèo; nhiều chủ nhà trọ còn phát tặng khẩu trang, nước rửa tay và liên tục nhắc nhở người thuê nhà giữ gìn vệ sinh chung nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; những đại lý vé số thì hỗ trợ tiền cho người bán vé số dạo… Mọi hoạt động này đều dựa trên tinh thần tự nguyện và chủ động thực hiện.

Là người tận mắt chứng kiến những hành động rất nhân văn, rất tình người ấy, phóng viên Hoàng Phương kể lại cho chúng tôi với một sự xúc động dâng trào. Và chính những cảm xúc đó đã thôi thúc phóng viên Hoàng Phương viết nên những bài viết chất lượng về những con người nhân hậu, những hành động cao đẹp đó và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đồng nghiệp, từ dư luận. "Tình người trong tâm dịch" luôn là mảng đề tài giá trị, ý nghĩa mà Hoàng Phương rất tích cực tìm kiếm và phản ánh.  

Gia Hân

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo