Quảng Ninh: Phát huy tiềm năng kinh tế biển để phát triển bứt phá

Bài 2: Phát triển cảng và dịch vụ cảng biển- 3 năm thực hiện Nghị quyết 15

Thứ tư, 26/10/2022 15:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với tầm nhìn và định hướng chiến lược về phát triển kinh tế biển, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TU (ngày 23/4/2019) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, với 43 nhiệm vụ, giải pháp, đặt mục tiêu cụ thể để phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển.

Sự kiện: Quảng Ninh

Bài liên quan

Từ quyết tâm cao và những mục tiêu lớn

Định vị lại tiềm năng, lợi thế từ biển, ngày 23/4/2019, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/TU, đặt quyết tâm, định hướng rõ nét các kế hoạch phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn.

Cụ thể, giai đoạn 2019-2025, cảng biển phấn đấu doanh thu đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 17,5%, đóng góp khoảng 1,2-1,5% trong GRDP của tỉnh, sản lượng hàng hóa đạt 114,5-122,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 250.000-300.000 lượt; phát triển dịch vụ cảng hành khách có giá trị tăng cao; phát triển thêm từ 2-3 dịch vụ cảng hàng hóa; ưu tiên hoàn thiện hạ tầng cảng biển. Giai đoạn 2026-2030, cảng biển phấn đấu doanh thu đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 18,5%, đóng góp khoảng 3-3,5% trong GRDP của tỉnh; đầu tư Cảng khách quốc tế Vân Đồn, Vạn Hoa thành cảng lưỡng dụng…

bai 2 phat trien cang va dich vu cang bien 3 nam thuc hien nghi quyet 15 hinh 1

Tàu biển đợi làm hàng tại cảng Con ong - Hòn Nét (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Đến năm 2045, định hướng phát triển cảng biển và kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào quản lý, khai thác, phát triển 20/20 dịch vụ, phát triển hậu cần sau cảng và logistics theo quy hoạch. Trong đó, tập trung khai thác tối đa quy hoạch khu bến Yên Hưng (Đầm Nhà Mạc), TX Quảng Yên, biến nơi đây thành trung tâm dịch vụ cảng biển của khu vực miền Bắc, mang đặc thù là nơi cung cấp các dịch vụ logistics cho hệ thống các cảng của TP Hải Phòng.

Để triển khai thực hiện nghị quyết, tỉnh đã tổ chức xây dựng kế hoạch, bám sát, cụ thể hóa lộ trình, tiến độ, nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn. Cùng với đó là các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm gắn với tình hình thực tế của tỉnh và từng địa phương, đơn vị.

Giải pháp chủ yếu của kế hoạch sẽ tập trung vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước; đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển gồm kho bãi, khu hậu cần logistics, cảng cạn, đầu tư mới khu bến Vạn Ninh, Con Ong – Hòn Nét và hạ tầng giao thông kết nối. Về dịch vụ, sẽ phát triển cảng khách quốc tế theo hướng chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế, nâng cao chất lượng 9 nhóm dịch vụ cảng hàng hóa thế mạnh, là: Dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh trực tiếp, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, cung ứng tàu biển lai dắt, kinh doanh gián tiếp, dịch vụ đa phương thức và dịch vụ khác.

Để thu hút nguồn hàng, Quảng Ninh sẽ ưu tiên xây dựng phương án thu phí hạ tầng cảng biển theo hướng ưu đãi; tiếp tục thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng cơ sở gắn với cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế, mở thêm các tuyến vận tải hàng hóa, liên kết dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, các giải pháp về marketing quảng bá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cảng để hình thành chuỗi dịch vụ – du lịch đường biển kết nối chặt chẽ với nhau.

bai 2 phat trien cang va dich vu cang bien 3 nam thuc hien nghi quyet 15 hinh 2

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – Cảng khách chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, Quảng Ninh xây dựng cơ chế giám sát chất lượng hoạt động dịch vụ cảng biển, khuyến khích các doanh nghiệp cùng ngành nghề thành lập và tham gia hiệp hội để hỗ trợ, giúp nhau phát triển, hướng tới tổ chức các chương trình xúc tiến, thu hút nguồn hàng bằng những lợi thế cạnh tranh, phấn đấu hình thành những tổng kho hàng hóa, cung ứng đầy đủ cho khu vực miền Bắc.

Có thể nói, Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển đã được ban hành, cho thấy được quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị Quảng Ninh. 

Những tín hiệu vui

Năm 2022 này là 3 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Tỉnh ủy về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với 3 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Để thúc đẩy kinh tế cảng biển phát triển, Quảng Ninh đã tự bỏ “tiền túi” xây các tuyến đường ra cảng, kết nối liên thông với các tuyến cao tốc từ Hà Nội – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, sân bay Vân Đồn… Đồng thời, ưu tiên hoàn thành, nâng cấp hàng loạt đường nối tới cảng Cái Lân, KCN tại Quảng Yên, Hải Hà, đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả, đường trục chính KCN cảng biển…

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch COVID-19, để tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực cảng biển, tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào quản lý, khai thác; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc khai thác cơ chế một cửa quốc gia, ứng dụng công nghệ, thực hiện ký số giấy phép điện tử cho tàu thuyền cập hoặc rời cảng, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với các thủ tục hành chính cho tàu thuyền vào, rời cảng biển.

Nhờ đó, trong những năm qua, Quảng Ninh đang dần hình thành là một trung tâm kinh tế biển mạnh, nòng cốt là các hoạt động cảng, dịch vụ và công nghiệp ven biển, phát triển các khu thương mại gắn với vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Trong giai đoạn 2011-2021, tỷ trọng bình quân giá trị gia tăng của các ngành kinh tế biển chiếm khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế, riêng trong giai đoạn 2019-2021 là 17,4%. Thu ngân sách của các ngành kinh tế biển theo Nghị quyết 36 trong giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 7/2022 là 26.376 tỷ đồng.

Số liệu thống kê chính thức cho thấy trong giai đoạn 2019-2021, các cảng biển địa phương hàng năm xử lý hơn 104 triệu tấn hàng hóa và thu về gần 7,5 nghìn tỷ đồng (323.830 USD) từ các dịch vụ liên quan. Hiện 13 cảng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được nâng cấp, bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

bai 2 phat trien cang va dich vu cang bien 3 nam thuc hien nghi quyet 15 hinh 3

Bốc xếp hàng hóa tại Cảng Cái Lân (TP Hạ Long).

Theo bảng đánh giá về hiệu quả hoạt động của 351 cảng container trên toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (WB) và IHS Markit thực hiện vào thời điểm cuối năm 2021, Việt Nam có 3 cảng nằm trong top 50. Trong đó, Cảng Cái Lân của tỉnh Quảng Ninh được xếp ở vị trí thứ 46, trên cả Cảng Hải Phòng và Cảng Cái Mép.

Hiện nay, cùng với dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh được khởi công xây dựng từ tháng 10/2021, dự án bến cảng nước sâu đa năng tại đảo Cái Chiên và bến cảng đa năng tại đảo Hòn Miều tại khu vực cảng Hải Hà đang được triển khai, Quảng Ninh cũng tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư với Bến cảng tổng hợp Con Ong (TP Cẩm Phả) để đảm bảo tiếp nhận tàu có trọng tải đến 200.000 DWT.

Không bằng lòng với những gì đã đạt được, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước, trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

PV

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Đời sống
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Đời sống
Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 5/5, nắng nóng diện rộng ở các khu vực Tây nguyên, Nam bộ có khả năng kết thúc.

Đời sống
Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

(CLO) Khi đang đi câu mực trên biển thì gặp gió lốc, một tàu cá ở Nghệ An bị lật khiến 2 người mất tích và 1 người may mắn được cứu sống.

Đời sống