Thái Nguyên: Quyết tâm cao, kỳ vọng lớn về chuyển đổi số

Bài 2: Thái Nguyên chủ động trong cuộc Cách mạng Chuyển đổi số

Thứ năm, 22/12/2022 11:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ có thêm nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở địa phương, qua đó cán đích các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Sự kiện: Thái Nguyên

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Đỗ Xuân Hoà – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên đánh giá: “Trước năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Thái Nguyên chỉ khoảng trên 30%, sau khi Nghị quyết đi vào đời sống, nhiều địa phương phải khâm phục Thái Nguyên khi tỷ lệ DVCTT đủ kiều kiện đã 100% lên mức độ 4. Đây là cái thay đổi rất rõ”.

Những hạ tầng cơ sở đáng chú ý

Bên cạnh đó, trước kia tất cả các cuộc họp đều ngồn ngộn giấy tờ, hiện nay đã được số hóa, chuyển sang cuộc họp không giấy. Hệ thống văn bản dùng chung, hệ thống quản lý văn bản y tế điều hành được đưa lên cổng thông tin cấp tỉnh – huyện - xã. Trước đây đánh văn bản giấy, ra bưu điện gửi, mất tiền tem và phải đến 2-3 hôm mới đến tay người nhận. Đến bây giờ không còn điều đó nữa. Văn bản chỉ đạo từ những người đứng đầu tỉnh đến cấp xã chỉ trong thời gian rất ngắn. Điều này mang lại hiệu quả bởi điều hành nhanh, kịp thời, kinh phí giảm đi.

bai 2 thai nguyen chu dong trong cuoc cach mang chuyen doi so hinh 1

Hạ tầng công nghệ thông tin của Thái Nguyên khá hiện đại, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh.

Theo ông Hoà, người dân Thái Nguyên đang ở giai đoạn bắt đầu tiếp cận. Sở TT&TT đang mong muốn DVCTT sẽ trở thành một dịch vụ tốt cho nhân dân. Dịch vụ này đem lại sự công khai, minh bạch, rõ ràng, không phải gặp giữa người với người, bưu chính sẽ mang sản phẩm về tận nhà. Đây là điều rất tốt, tránh được rất nhiều tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính.

Một điểm mới ở Thái Nguyên là hội nghị truyền hình trực tuyến đã phủ kín đến; toàn tỉnh có hơn 200 điểm cầu.

Hiện cả tỉnh có trên 1.650 trạm BTS phát sóng. Cáp quang kéo đến tận xóm, xã. Tốc độ truy cập Internet băng thông rộng đạt khoảng 58 Mbps. Di động khoảng 42 Mbps. Lưu lượng này đủ điều kiện để phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT.

Hiện hầu như không còn chỗ nào không có sóng điện thoại. Tỷ lệ phủ sóng kín nhưng thi thoảng vẫn còn những vùng bị lõm sóng do địa hình một số huyện miền núi vùng cao.

Tổ công nghệ số cộng đồng - mắt xích thúc đẩy chuyển đổi số

Thông qua Tổ chuyển đổi số cộng đồng, người dân trên địa bàn toàn tỉnh có thể nắm bắt cơ hội tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Biến quá trình chuyển đổi số hiện diện như một lẽ tất yếu, sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và chuyển đổi số, mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng ngày càng phát huy được vai trò, hiệu quả, trở thành cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh đến phường, xã.

Bà Lê Thị H ở thành phố Sông Công chia sẻ: “Trước đây, các khoản thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tôi đều phải đi đến các điểm thu để nộp. Nhờ có các bạn thanh niên hướng dẫn tận tình từng bước để chi trả các hóa đơn qua thanh toán điện tử, đến nay, tôi đã cảm thấy thuận tiện hơn. Dù còn khó khăn trong thao tác, nhưng tôi nghĩ tương lai, việc áp dụng những tiện ích điện tử sẽ giúp cho nhiều người dân”.

bai 2 thai nguyen chu dong trong cuoc cach mang chuyen doi so hinh 2

Vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh là rất quan trọng.

Theo đại diện Tổ công nghệ số trên địa bàn TP. Thái Nguyên, công việc của các thành viên là hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong cuộc sống, làm cho người dân hiểu và tin vào việc chuyển đổi số mang lại giá trị to lớn trong đời sống.

“Việc đưa công nghệ đến gần với nhiều người dân là điều chúng tôi mong mỏi nhất. Trong thời gian qua, Tổ công nghệ số cộng đồng đã có những buổi tập huấn, hướng dẫn cho người dân tạo tài khoản công dân số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, sử dụng số sức khỏe điện tử… Tôi tin với những lợi ích mà công nghệ số mang lại người dân sẽ cảm thấy hài lòng và tích cực tham gia hơn nữa” – đại diện tổ công nghệ số trên địa bàn TP. Thái Nguyên nhấn mạnh.

Thông qua các Tổ chuyển đổi số cộng đồng, người dân đều có thể nhìn nhận và nắm bắt cơ hội tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Biến quá trình chuyển đổi số trở nên rõ nét hơn và hiện diện như một lẽ tất yếu trong đời sống, từ đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân. Đây được xem là một “vũ khí” chiến lược không chỉ của Thái Nguyên nói riêng mà còn là của cả nước nói chung góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi diễn ra mạnh mẽ.

Anh Nguyễn Việt Cường ở phường Túc Duyên - TP. Thái Nguyên cho biết, bản thân từng rất e ngại khi đưa các thông tin cá nhân trên các ứng dụng số. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và được hướng dẫn áp dụng công nghệ đã giúp công việc kinh doanh của anh thuận lợi hơn.

Trong cuộc Cách mạng Chuyển đổi số, Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tập trung cho việc thay đổi tư duy, nhận thức, đưa con người đến gần hơn với không gian số. Để có được những hướng đi đúng đắn cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn từ chính những người đi đầu thực hiện tốt trong việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, không ngừng nghiên cứu đưa ra những sáng kiến, mô hình hay nhằm chủ động từng bước tham gia vào cuộc Cách mạng Chuyển đổi số.

Ông Đỗ Xuân Hoà - Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho rằng: “Lấy người dân làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số, người dân hưởng ứng, tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, thì quá trình chuyển đổi số mới được gọi là thành công. Vì vậy, việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng là một hướng đi đúng mang tính chiến lược và đột phá”.

Chuyển đổi số là cả quá trình, không đơn giản là một đích đến. Đó là chặng đường dài cần được liên tục nâng cấp theo sự đi lên hằng ngày của công nghệ. Chính vì vậy, đòi hỏi tổ công nghệ số thường xuyên trao đổi, học hỏi để nắm rõ những thông tin nhằm hướng dẫn cho người dân.

Có thể nói rằng, cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ có thêm nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở địa phương, qua đó cán đích các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Hoàng Dương

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống