Tác nghiệp tại "điểm nóng" phòng chống dịch Covid-19:

Bài 5: “Những người lính” không mang quân phục

Thứ năm, 16/04/2020 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đồng hành cùng các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch, “những người lính” không mang quân phục đã và đang tác nghiệp trên mặt trận thông tin mỗi ngày để kịp thời mang đến độc giả diễn tiến dịch bệnh cũng như những câu chuyện, những tấm gương sáng trong cuộc chiến nguy hiểm này.

Bài liên quan
Phóng viên thu trọn được vào ống kính những hình ảnh sắc nét, chân thực và nhanh nhạy nhất giúp người dân có được cái nhìn bao quát, chính xác. Ảnh: Thế Mạnh

Phóng viên thu trọn được vào ống kính những hình ảnh sắc nét, chân thực và nhanh nhạy nhất giúp người dân có được cái nhìn bao quát, chính xác. Ảnh: Thế Mạnh

1. Từ những ngày đầu khi dịch bệnh Covid -19 diễn ra, đội ngũ phóng viên, nhà báo ở Trung ương, ở các tỉnh bạn thường trú trên địa bàn Hà Tĩnh đã vào cuộc một cách nhanh chóng, quyết liệt. Họ luôn có mặt tại các điểm nóng và đối mặt với rủi ro khôn lường. Điển hình phải kể đến các báo như: Nhân dân, VTV, Tiền phong, Dân trí, VTC, Nhà báo và Công luận, Vietnamnet,....

Tất cả đều nỗ lực để có được những tin tức, hình ảnh chân thực, nhanh nhạy nhất về tình hình dịch bệnh, góp phần giúp người dân có được cái nhìn bao quát, chính xác. Trong khi mọi người phải ở yên trong nhà, né tránh tối đa những nơi, những người có nguy cơ lây lan dịch bệnh thì các phóng viên lại phải liên tục di chuyển, có mặt ở những địa điểm đang có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhằm mục đích truyền tải những hình ảnh, thông tin đáng tin cậy tới độc giả. Đằng sau những bài báo, những hình ảnh, thước phim sống động là sự mạo hiểm tính mạng của bản thân, đồng nghiệp và cả những người thân yêu của mỗi người làm báo.

Quá trình tác nghiệp, điều khó khăn nhất của các phóng viên, nhà báo chính là vừa phải truyền tải được thông tin, hình ảnh chân thực đến độc giả vừa phải đảm bảo được an toàn cho bản thân. Họ luôn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch khi thường xuyên phải tiếp xúc với các y, bác sỹ, bệnh nhân... Dù vậy, do tính chất công việc, đôi khi những biện pháp phòng, tránh này cũng chỉ đạt ở mức tương đối.

Các chiến sỹ biên phòng Hà Tĩnh luôn tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho biên giới và người dân. Ảnh: Thế Mạnh.

Các chiến sỹ biên phòng Hà Tĩnh luôn tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho biên giới và người dân. Ảnh: Thế Mạnh.

Thời tiết biên giới vốn đã khắc nghiệt, sương mù dày đặc, đường xá gập ghềnh, hiểm trở, song Thượng úy Nguyễn Thế Mạnh, phòng chính trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, là cộng tác viên cho rất nhiều báo như Quân đội Nhân dân, báo Biên phòng, báo Hà Tĩnh... vẫn phải tìm cách khắc phục, bám trụ để ghi lại những hình ảnh sinh động, những việc làm đẹp đẽ nhất của quân và dân nơi địa đầu đất nước trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

Để ghi lại được những hình ảnh chân thực như thế, anh cũng phải thức trắng đêm cùng các chiến sĩ. Mưa gió, rét mướt, sên vắt, rắn rết... với anh chỉ là chuyện nhỏ. Điều quan trọng nhất là làm sao để bám sát bước chân tuần tra, chốt chặn các đường ngang, lối tắt nơi rừng sâu nước thẳm của các chiến sỹ biên phòng để không bỏ lọt những người vượt biên trái phép. Nhiều lúc đêm tối vấp ngã, rơi cả máy quay, chân tay tứa máu, Thế Mạnh vẫn nhịn đau, vác máy cố theo kịp đồng đội. Nhờ vậy mà anh đã thu trọn được vào ống kính những hình ảnh sắc nét, cảm động nhất. Tác nghiệp đêm, sáng sớm hôm sau, Thế Mạnh lại vội vã ngồi vào bàn làm việc, gõ một mạch trên laptop để kịp gửi bài về cho báo. Thao thức ngày đêm là thế, đến lúc gửi bài cũng chẳng được suôn sẻ. Mạng internet ở biên giới lúc có, lúc không gây nhiều phiền toái cho việc truyền tải tin bài về tòa soạn. Nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp và các chiến sĩ của Đồn, anh phải vất vả lắm mới gửi được tin, bài đi. Những bài báo của anh như: “Bám trụ biên giới, phòng chống dịch Covid-19” đã ra đời như thế. Người ta gọi những phóng viên biên phòng như anh là phóng viên 3 trong 1, vì vừa phải tự quay phim, viết lời bình, dựng phim, và trong thời điểm dịch này, lại còn kiêm thêm cả vai trò của một... nhân viên y tế.

Dành vài phút quý báu cho chúng tôi, với nụ cười đôn hậu giấu trong chiếc khẩu trang kín mít, anh bộc bạch: “Quá trình tác nghiệp, tôi cảm nhận sâu sắc sự nhiệt huyết, chân thành của các chiến sỹ biên phòng. Các anh luôn tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho biên giới và người dân. Chúng tôi đi công tác cùng lắm là thức vài đêm, nhưng các anh đã phải thức trắng đêm từ Tết tới bây giờ. Nói không sợ bị nhiễm bệnh thì không phải, nhưng với mỗi phóng viên như chúng tôi, dường như nỗi sợ ấy đã bị bỏ qua bởi thấy các chiến sỹ biên phòng, các nhân viên y tế vất vả, nguy hiểm hơn nhiều. Họ chính là động lực, là niềm sáng tạo của các nhà báo”.

Anh Nguyễn Thế Mạnh, phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài ghi lại những hình ảnh sinh động, những việc làm đẹp đẽ nhất của quân và dân nơi biên cương Tổ quốc. Ảnh: T.G

Anh Nguyễn Thế Mạnh, phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài ghi lại những hình ảnh sinh động, những việc làm đẹp đẽ nhất của quân và dân nơi biên cương Tổ quốc. Ảnh: T.G

2. Tại điểm cách ly tập trung ở cổng B, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), chúng tôi cũng bắt gặp chị Hoài Nam, phóng viên báo Tiền Phong trong trang phục chống dịch, mũ, khẩu trang trùm kín mặt, chỉ để lộ đôi mắt. Dù vậy, tôi vẫn nhận ra chị bởi cách tác nghiệp xông xáo, bất chấp hiểm nguy.

Chị trải lòng: Dịch bệnh bùng phát kéo theo vô vàn khó khăn cho các phóng viên trong tác nghiệp. Người dân bây giờ thậm chí còn e ngại chúng tôi, bởi họ mặc định chúng tôi đi nhiều, viết nhiều nên cũng là “đối tượng nguy hiểm” rất dễ mang mầm bệnh đến cho cộng đồng. Bởi vậy, việc tiếp cận họ để lấy thông tin  không dễ chút nào. Hiện đội ngũ phóng viên chúng tôi trừ khi vào khu cách ly tập trung, còn bình thường cũng không được cung cấp đồ bảo hộ nên trong lúc thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi cũng như các phóng viên khác đều hết sức lo lắng, vì dịch bệnh không trừ một ai. Chúng tôi bảo nhau phải thực hiện nghiêm ngặt các khuyến cáo của ngành y tế để giữ sức khỏe, đủ sức chiến thắng dịch bệnh, có nhiều bài viết, thông tin hữu ích tới bạn đọc cả nước”.

Phóng viên Đức Điệp cùng các lực lượng công an xã tuyên truyền nhắc nhở và phát khẩu trang miễn phí cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Trần Phong

Phóng viên Đức Điệp cùng các lực lượng công an xã tuyên truyền nhắc nhở và phát khẩu trang miễn phí cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Trần Phong

Phóng viên Đức Điệp, Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, vợ đang mang bầu gần tới ngày vượt cạn nhưng vẫn xông xáo bám trụ các địa phương từ những ngày đầu chống dịch. Ngày 29/3, khi nghe đài, báo công bố thêm 14 ca bệnh nhiễm Covid-19, trong số này có phóng viên thuộc Thông tấn xã Việt Nam, gia đình anh đã rất lo lắng, muốn anh tạm nghỉ làm để tránh dịch. Tuy nhiên, anh đã thuyết phục người thân yên lòng để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tòa soạn giao cho. Buổi chiều tối, khi đang cùng các lực lượng chức năng tuyên truyền nhắc nhở và phát khẩu trang miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, anh nhận được tin vợ mình đã sinh được một cu cậu kháu khỉnh. Mãi đến đêm hôm đó, sau khi xong một bài  phỏng vấn, anh mới vào thăm vợ và ngắm đứa con đầu lòng. Vợ anh còn nựng dỗi với con: “Sau này lớn lên đừng theo nghề báo của bố con nhé, đến con chào đời mà cũng chẳng thể ở bên cạnh”. Nghe vậy, anh chỉ biết cười trừ.

3. Tới huyện Nghi Xuân, chúng tôi gặp phóng viên Văn Chương, Phòng thời sự, Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Tĩnh khi anh cũng tới hiện trường để có tin bài, phóng sự chân thực về cuộc sống của những người đang vật lộn với  dịch Covid-19. Suýt chút nữa thì tôi đã không nhận ra anh bởi sau nhiều ngày tác nghiệp đến quên mình, đôi mắt của anh đã đỏ ngầu, gương mặt lún phún những sợi râu lộ ra quanh chiếc khẩu trang kháng khuẩn, mái đầu xuề xòa chưa kịp cắt. Anh cho biết, phóng viên thì đương nhiên là “chân chạy” và chỉ cần trang bị một cái laptop cùng chiếc điện thoại di động thì họ làm việc ở đâu cũng được. Nhưng với đặc thù truyền hình, muốn dựng phim ở đâu, chúng tôi bắt buộc phải đi thực tế ở đó, phải làm việc, phỏng vấn ngay tại hiện trường thì mới có sản phẩm.

Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi là việc khi ghi hình vừa phải giữ khoảng cách tối thiểu với người được phỏng vấn vừa phải đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh. Hay như tại các khu cách ly, chúng tôi phải khai thác tối đa mạng facebook, zalo để phỏng vấn thông qua đấu nối trực tiếp với người trong khu cách ly. 

Từ những ngày đầu khi dịch bệnh Covid -19 diễn ra, đội ngũ phóng viên, nhà báo ở Trung ương, ở các tỉnh bạn thường trú trên địa bàn Hà Tĩnh đã vào cuộc một cách nhanh chóng, quyết liệt... Ảnh: Trần Phong.

Từ những ngày đầu khi dịch bệnh Covid -19 diễn ra, đội ngũ phóng viên, nhà báo ở Trung ương, ở các tỉnh bạn thường trú trên địa bàn Hà Tĩnh đã vào cuộc một cách nhanh chóng, quyết liệt... Ảnh: Trần Phong.

Ấn tượng về một cụ già gần 90 tuổi lầm lũi đi bộ mang gạo và rau đến khu cách ly để ủng hộ phòng dịch vẫn còn đọng lại mãi trong tâm trí anh. Đó là cụ Nguyễn Thị Ba (thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà), 87 tuổi và đang sống cùng với cụ ông cũng gần 90 tuổi, bị thương tật. Nhưng nghe lời kêu gọi chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, cụ đã mang theo 5 kg gạo và một túi rau tự hái rồi đi bộ từ nhà đến trường mầm non của xã –nơi có 51 công dân huyện Thạch Hà từ nước ngoài về đang được cách ly tập trung. Khoảnh khắc đẹp đẽ ấy đã được anh nhanh tay ghi lại. Đến bây giờ, anh vẫn nhớ mãi khuôn mặt phúc hậu, tấm lòng nhân ái đã góp phần thắp lên ngọn lửa của nghĩa tình đồng bào ấy.

Những việc làm, những tấm gương dũng cảm bất chấp hiểm nguy của các phóng viên, nhà báo đã để lại trong lòng bạn đọc trên địa bàn nhiều ấn tượng tốt đẹp. Nhiều đồng chí lãnh đạo và bà con sau khi tận mắt chứng kiến việc làm của các anh, các chị đã thán phục thốt lên: “Họ chính là những chiến sỹ không mang quân phục trong mặt trận chống dịch Covid-19 này”.

Trần Phong

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo