Tác nghiệp tại "điểm nóng" phòng chống dịch Covid-19:

Bài 9: Càng khó khăn sẽ càng trưởng thành hơn

Thứ ba, 21/04/2020 13:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi địa đầu tổ quốc, với những vách núi treo leo, những cung đường nguy hiểm... Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, với phóng viên Nguyễn Thiện Ngay, tác nghiệp thời điểm này là thử thách không hề nhỏ, nhưng càng khó khăn càng giúp anh trưởng thành hơn với nghề.

Bài liên quan

Thử thách "cực đại"

Nhắc đến phóng viên đài huyện, người ta hình dung những cán bộ thông tin bám sát địa bàn, họ nhanh nhậy thường đi đầu trong những sự kiện nóng ở các địa phương. Đã có nhiều phóng viên trở thành cộng tác viên đắc lực cho các báo, đài của tỉnh và Trung ương. Điều kiện tác nghiệp gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn luôn nỗ lực để đem thông tin đến với độc giả một cách nhanh chóng và chân thực nhất.

Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay là người dưới xuôi lên huyện Đồng Văn công tác. Hơn ba năm ở Đài Truyền thanh huyện, với mong muốn đây là "nơi tình yêu bắt đầu" để đi và khám phá vùng đất mới này. Sau một thời gian anh mới biết khó khăn ngày càng nhiều, đi qua những đoạn đường được trải nhựa còn đỡ, nhưng những đoạn đường bùn đất ở các bản làng, các xã vùng núi cao thì sẽ là thử thách "cực đại".

Những hôm mưa phùn, đường trơn, xuống được tới thôn bản là đôi chân nặng trĩu dính đầy bùn đất. Phóng viên miền núi gian khổ là thế nhưng cũng có niềm vui và thú vị riêng, đặc biệt là khi được đồng bào dân tộc yêu quý. Tác nghiệp xong những tin bài được lan tỏa tới độc giả mọi miền tổ quốc và họ lại thêm yêu và gắn bó với nghề hơn.

Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay tác nghiệp tại thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn nơi đang bị cách ly.

Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay tác nghiệp tại thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn nơi đang bị cách ly.

Nguyễn Thiện Ngay tâm sự: từ trung tâm huyện xuống một số xã nếu tính đường chim bay chỉ khoảng 30km, nhưng đi đường đồi núi vòng vèo phải lên tới 50km. Đa phần xuống UBND xã phải vượt qua đoạn dốc dựng đứng, hẹp, mất khoảng 1 đến 2 tiếng. Xuống tới xã rồi, cán bộ xã sẽ dẫn đi xuống thôn bản, nhưng nhiều khi ngay cả cán bộ xã cũng ngại vì nhiều đoạn phải băng rừng lội suối.
Nguyễn Thiện Ngay cho biết "Ngày từ đầu lên trên này tôi đã xác định sẽ trải qua những vất vả nhưng tôi nghĩ mình còn trẻ nên va chạm nhiều".

Chúng tôi thực hiện quay và dựng hình gửi về đài tỉnh

Sáng ngày 16/4, Hà Giang có trường hợp bệnh nhân số 268, là người dân tộc Mông, thường trú thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn dương tính với virus Covid-19. Nhận được nhiệm vụ cơ quan giao Ngay đã lập tức lên đường về xã tác nghiệp. Anh kể "tôi chỉ kịp ăn vội bát mỳ buổi sáng, rồi phi xe máy lên đường, mãi tới 11h trưa cũng đến được thôn Pín Tủng để tác nghiệp".

Nguyễn Thiện Ngay phóng viên Đài Truyền thanh huyện Đồng Văn trên sóng truyền hình tỉnh Hà Giang.

Nguyễn Thiện Ngay phóng viên Đài Truyền thanh huyện Đồng Văn trên sóng truyền hình tỉnh Hà Giang.

Là một trong những phóng viên đến sớm nhất khu vực cách ly này, Ngay đã tác nghiệp và gửi nhiều hình ảnh về cho các báo tỉnh, báo trung ương, đồng thời dựng và truyền clip lên Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh. Thiện Ngay chia sẻ: "Thông thường những tin tức ở các xã xa phần lớn chúng tôi thực hiện quay và dựng hình gửi về đài tỉnh luôn. Bản thân cán bộ phóng viên truyền hình ở tỉnh ít khi xuống tới huyện hay đi xã vì mất khá nhiều thời gian".

Khác với những lần tác nghiệp trước, lần này Ngay phải đi nhiều nơi hơn, vừa quay phim vừa chụp ảnh và phỏng vấn. Đầu tiên là các cảnh quay ở khu vực phong tỏa thôn Pín Tủng, mặc các đồ bảo hộ để vào thôn ghi nhận đời sống người dân sau khi bị phong tỏa. Tiếp đó là Phòng khám Đa khoa Phó Bảng nơi bệnh nhân đến khám và cuối cùng là khu cách ly Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.

Chia sẻ về cuộc sống ở thôn bị cách ly, Ngay cho biết: "Những người dân ở thôn Pín Tủng bình thường đã khó khăn, thiếu thốn khi bị phải đợt dịch này họ còn thiếu ăn hơn, mặc dù đã tuyên truyền vận động nhưng có hộ vẫn địu con đi làm nương hay đi rừng".

Sự quý mến của các em học sinh vùng cao là niềm vui, là động lực trong mỗi lần tác nghiệp.

Sự quý mến của các em học sinh vùng cao là niềm vui, là động lực trong mỗi lần tác nghiệp.

Thời gian này, Thiện Ngay tập trung viết các bài phản ánh về cuộc sống khó khăn của người dân tộc trong mùa dịch, đưa tin về những tấm lòng hảo tâm đã đóng góp cho công tác phòng chống dịch bệnh ở đây. "Chủ yếu tuyên truyền về tinh thần tương thân tương ái, đến nay nhiều hộ gia đình ở thị trấn Đồng Văn đã ủng hộ gạo, mỳ tôm cho đồng bào thôn Pín Tủng" , Ngay chia sẻ.

Đi tác nghiệp ở các bản làng này khó khăn không chỉ ở đường xa, nhiều nơi còn không có sóng điện thoại, mạng internet nhưng khó nhất vẫn là khoảng cách về ngôn ngữ. Không biết tiếng dân tộc, khi trao đổi phóng viên hoàn toàn nhờ vào trưởng thôn hoặc cán bộ xã, họ vừa là người dẫn đường vừa là người phiên dịch.

Nghề phóng viên đã vất vả, với phóng viên miền núi lại càng vất vả hơn, nhưng đối với Nguyễn Thiện Ngay, cao nguyên đá Đồng Văn như quê hương thứ hai của mình. Vì thế anh luôn lạc quan yêu nghề, yêu những người dân vùng cao chân chất thật thà nơi đây. Anh nhấn mạnh : "Dù bạn ở vị trí nào, phóng viên thành thị hay miền núi cũng phải sống và cố gắng hết mình khi đã lựa chọn theo nghề. Với tôi, mỗi chuyến tác nghiệp là một trải nghiệm thú vị khác nhau, càng khó khăn tôi sẽ càng trưởng thành hơn".

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo