Khủng hoảng rác thải tại Hà Nội:

Bài học từ quy trình xử lý rác thải nghiêm ngặt của Nhật Bản

Thứ năm, 29/10/2020 19:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không có những bãi rác bốc mùi,đường phố sạch sẽ, những thùng rác phân loại kỹ càng không mùi hôi... là hình ảnh thường thấy ở Nhật Bản. Sau những lần khủng hoảng rác thải tại Hà Nội, đã đến lúc cần có những giải pháp mang tính lâu dài, bền vững cần được thực hiện.

Sự kiện: rác thải

Điệp khúc Hà Nội ngập...trong rác

Bắt đầu từ tối 23/10, nhiều người dân thuộc xã Hồng Kỳ, Nam Sơn đã chặn đường vào khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, khiến các xe chở rác không vào được điểm đổ, nhiều tuyến phố của Hà Nội ùn ứ rác thải.

Đáng nói đây là lần thứ 2 trong năm 2020, khủng hoảng về rác thải xảy ra tại Hà Nội. Gần 700 xe chở khoảng 7 nghìn tấn rác phải nằm chờ vì không có chỗ đổ.

Rác thải ùn ứ tại nhiều nơi trong nội thành Hà Nội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Quang Hùng

Rác thải ùn ứ tại nhiều nơi trong nội thành Hà Nội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Quang Hùng

Ghi nhận của PV tại các tuyến phố của thủ đô Hà Nội, những ngày này rác thải đã ùn ứ, chất đống tại nhiều góc phố, lòng lề đường trong nội thành gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện và bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Đại diện Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, đến 14h ngày 25/10, tại bốn quận đơn vị duy trì vệ sinh là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa lượng rác tồn đọng khoảng 2.400 tấn.

Số rác này được lưu trữ trên xe thu gom, phủ bạt và rải vôi bột để ngăn mùi tuy nhiên đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời cho đến khi bãi rác Nam Sơn được người dân cho xe chở rác vào, hoạt động trở lại.

Một số người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn cho biết, cực chẳng đã họ mới phải dựng lều chặn xe rác do bức xúc về tình trạng ô nhiễm trong những ngày gần đây nhất là tại khu vực thôn 2 (xã Hồng Kỳ), chậm giải phóng mặt bằng vùng bán kính 500 m, chưa giải quyết một số chính sách đối với người dân chịu ảnh hưởng của khu liên hợp như bảo hiểm y tế, cung cấp nước sạch,...

Phân loại rác theo quy trình

Hành trình của rác thải từ hộ gia đình, nhà hàng, nhà máy tới các khu xử lý chuyên nghiệp đều được bắt đầu từ ý thức phân loại rác của người dân. Tức là việc xử lý rác luôn được thực hiện từ gốc.

Người Nhật Bản có một từ để chỉ cảm giác hối tiếc khi một thứ gì đó có giá trị bị lãng phí: “Mottainai” có thể được dịch là "không lãng phí bất cứ thứ gì".

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế Thế giới, tinh thần Mottainai giải thích tại sao Nhật Bản dẫn đầu thế giới về quy trình phân loại rác 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng).

Ở bất kỳ khu phố nào ở Nhật Bản, bất cứ ai cũng sẽ sớm bắt gặp các biển báo chi tiết bên đường với các biểu tượng đầy màu sắc và lịch trình thu gom rác hàng tuần.

Anh Công Minh (29 tuổi), một người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản nhiều năm cho hay, theo quy định, rác thải nhựa phải thu gom và tự mang tới nhà để đồ tái chế rác trong khu. Còn đồ thủy tinh phải phân loại theo nhóm màu, lon bia, đồ hộp, phải rửa sạch để xe thu gom tới lấy theo lịch hàng tuần. Với những loại rác thải cháy được như phế liệu nhà bếp, thực phẩm, mỗi tuần xe thu gom tới lấy hai lần.

"Khi bắt đầu sống tại Nhật tôi thấy khá mất công khi phải thu gom và phân loại từng loại rác thải. Sau này, khi đã thành thói quen tôi thấy việc làm này rất ý nghĩa bởi góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường", anh Minh cho biết.

Cách phân loại rác ở đất nước Mặt trời mọc. Ảnh TL

Cách phân loại rác ở đất nước Mặt trời mọc. Ảnh TL

Người dân Nhật Bản thường để các túi rác bên ngoài nhà ở để xe tải đi thu gom rác theo các tuyến đường, do đó, hầu hết là không có các thùng rác ở trước cửa nhà.

Phạt tù, sử dụng túi nilong sẽ bị tính phí

Tại Nhật Bản, việc phân loại và tái chế rác ở các khu vực khác nhau về cơ bản tương tự nhau. Cụ thể, các khu vực có khung thời gian quy định cụ thể để xử lý từng loại rác thải. Với những loại rác thải lớn, Nhật Bản có chính sách để hạn chế.

Đối với xử lý rác thải lớn, Nhật Bản có quy định phải thông báo trước và phải trả tiền. Thông thường, rác thải lớn chủ yếu là đồ nội thất dài hơn 30 cm.

Theo chính sách xử lý rác thải lớn ở Nhật Bản, một chiếc ghế sofa đơn có giá 800 yen (7,37 USD) và một ghế sofa đôi có giá 2.000 yen (18,42 USD). Tại Shibuya, để vứt bỏ một máy giặt, người dân phải trả 2.484 yen (22,88 USD).

Vứt rác bị xem là hành vi vi phạm và bị phạt tới 5 năm tù hoặc phạt lên tới 10 triệu yen (92,100 USD) tại Nhật Bản. Nếu xả rác thải công nghiệp bất hợp pháp, các doanh nghiệp ở Nhật Bản có thể bị phạt tới 100 triệu yen (921.000 USD).

Từ ngày 1/7/2020, tất cả các cửa hàng bán lẻ trên khắp Nhật Bản, bao gồm cả cửa hàng tiện lợi và siêu thị, đã bắt đầu thực hiện quy định tính thu phí túi ni lông phát cho khách đựng hàng. Đây là một trong những chính sách mà Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra năm ngoái để giảm thiểu lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện chính sách này, tháng 12/2019, Chính phủ Nhật Bản sửa đổi các quy định liên quan luật về khuyến khích thu gom, phân loại và tái chế vật chứa và bao bì. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ phải thu phí ít nhất 1 yên mỗi túi ni lông phát cho khách hàng.

Chính phủ hy vọng biện pháp này sẽ khuyến khích người dân mang theo túi có thể sử dụng nhiều lần khi đi mua hàng. Tuy nhiên, các cửa hàng bán lẻ có thể tự quyết định mức phí và được phép phát miễn phí cho khách hàng các túi nhựa có thể sử dụng nhiều lần với độ dày ít nhất 0,05 ml, các túi ni lông có thể phân hủy sinh học, hay các túi ni lông có thành phần vật liệu sinh khối ít nhất 25%.

Đã đến lúc, chúng ta có thể tham khảo quy trình xử lý rác từ các nước tiên tiên mà Nhật Bản là một điển hình nhằm mục đích giảm sử dụng nhựa dùng một lần cũng như thực hiện các biện pháp Từ chối - Tiết giảm - Tái sử dụng để giảm tải cho các bãi rác.

Dương Lâm

Tin khác

Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

(CLO) Theo Công an TP HCM, dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè, tội phạm sẽ dùng thủ đoạn lừa người dân mua các tour du lịch giá rẻ, vé máy bay giá rẻ để chiếm đoạt tiền.

Đời sống
Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Thay vì lên kế hoạch cho những chuyến đi dài đắt đỏ để tận hưởng kỳ nghỉ lễ 5 ngày, nhiều bạn trẻ chọn “ngủ 5 ngày 5 đêm” để vừa chữa lành, vừa tiết kiệm chi phí.

Đời sống
Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

(CLO) Tại Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings đã công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Đời sống
Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

(CLO) Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Đời sống
5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

(CLO) Cơ quan khí tượng ghi nhận kiểu thời tiết nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, đây là dạng thời tiết hiếm có trong 10 năm qua.

Đời sống