“Bản giao hưởng hòa bình” – Vang vọng niềm cảm xúc tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến

Thứ tư, 10/07/2019 07:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình” hướng tới kỷ niệm 20 năm Thủ đô Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO diễn ra tối 9/7, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô đã thực sự là khúc tráng ca tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến…

“Bản giao hưởng hòa bình” – Vang vọng niềm cảm xúc tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến. Ảnh: hanoi.tv

“Bản giao hưởng hòa bình” – Vang vọng niềm cảm xúc tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến. Ảnh: hanoi.tv

Chương trình do Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội thực hiện.

Tới dự chương trình có các đồng chí: Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; cùng lãnh đạo các cơ quan đơn vị của TP. Hà Nội, đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: hanoimoi

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: hanoimoi

Chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” được đầu tư dàn dựng công phu, chất lượng, đan xen giữa biểu diễn nghệ thuật và phát phóng sự truyền hình, giúp người xem hiểu về hành trình dặm dài đi tìm hòa bình của Thủ đô nghìn năm văn hiến, là điểm nhấn ngợi ca những giá trị văn hóa của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Tô Quang Phán - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, khẳng định: Thăng Long - Hà Nội luôn là điểm tựa cho khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc. Trải qua hơn 1.000 năm với bao thăng trầm lịch sử, Thăng Long – Hà Nội đã chứng kiến các cuộc kháng chiến kiên cường của quân và dân Hà Nội trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc cũng như nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng một Hà Nội phát triển, hòa bình hôm nay. Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung luôn yêu chuộng hòa bình bởi chúng ta thấu hiểu được sự tàn khốc, mất mát do chiến tranh.

Đồng chí Tô Quang Phán - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: hanoi.tv

Đồng chí Tô Quang Phán - Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: hanoi.tv

Ngày 16/7/1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao tặng Hà Nội danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”. Hà Nội trở thành thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vinh dự đón nhận danh hiệu này.

Ca sĩ Ngọc Khuê với sáng tác

Ca sĩ Ngọc Khuê với sáng tác "Nhớ về Hà Nội" của NS Hoàng Hiệp. Ảnh: hanoi.tv

Đặc biệt, cũng chính trong 20 năm gần đây, khi Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu cao quý này, thành phố càng phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và những thành tựu đã đạt được, luôn là lá cờ đầu trong phát triển chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước, trở thành trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, cầu nối của hòa bình và hữu nghị.

“Bản giao hưởng hòa bình” là khúc tráng ca về Hà Nội thông qua những câu chuyện, những tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: hanoimoi

“Bản giao hưởng hòa bình” là khúc tráng ca về Hà Nội thông qua những câu chuyện, những tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: hanoimoi

“Bản giao hưởng hòa bình” là khúc tráng ca về Hà Nội thông qua những câu chuyện, những tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Mở đầu chương trình là truyền thuyết hào hùng về Lê Lợi chiến thắng quân Minh và sự tích trao trả gươm báu. Trải qua lịch sử, Hà Nội mang dáng hình của một vùng đất linh thiêng và hào hoa. Cùng với cả nước, trải qua biết bao đau thương, thử thách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và để rồi sau đó, Thủ đô Hà Nội trở thành lá cờ đầu trong các lĩnh vực cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy đoàn kết xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, giải quyết các vấn đề đô thị hóa, môi trường sinh thái.

Ca sỹ Khánh Ly đưa khán giả trải qua chuỗi cảm xúc với ca khúc

Ca sỹ Khánh Ly đưa khán giả trải qua chuỗi cảm xúc với ca khúc "Hà Nội 12 mùa hoa". Ảnh: hanoi.tv

Trong chương trình “Bản giao hưởng hòa bình”, khán giả được sống lại cảm xúc tự hào qua các ca khúc: "Hướng về Hà Nội", "Khát vọng", "Chiều quê hương", "Truyền thuyết Hồ Gươm", "Nhớ về Hà Nội", "Mùa xuân làng lúa làng hoa", "Trở về đất mẹ", "Ký ức tuổi thơ", "Có phải em mùa thu Hà Nội", "Hà Nội 12 mùa hoa", "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng"... qua giọng ca của các nghệ sĩ: Thanh Hoa, Minh Đức, Tấn Minh, Lan Anh, Khánh Linh, Ngọc Khuê, Phúc Tiệp, Lê Anh Dũng, Tuấn Anh, Khánh Ly, Phương Mai…

NSND Thanh Hoa cùng ca sĩ Ngọc Khuê nhẹ nhàng, thướt tha trong tình khúc

NSND Thanh Hoa cùng ca sĩ Ngọc Khuê nhẹ nhàng, thướt tha trong tình khúc "Mùa xuân làng lúa làng hoa". Ảnh: hanoi.tv

Các tiết mục trong chương trình đã khắc họa hình ảnh về một Hà Nội thanh bình, lãng mạn, đầy chất thơ ngay cả trong thời khắc khắc nghiệt nhất. Người Hà Nội yêu chuộng hòa bình vì thấu hiểu sự tàn khốc của chiến tranh. Bên cạnh đó, những ký ức, những câu chuyện kể trong các phóng sự của chương trình cũng sẽ là một minh chứng cho thấy, Hà Nội là trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, thành phố có quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 Thủ đô và thành phố trên khắp thế giới…

Chương trình nghệ thuật đặc biệt này đã khép lại đầy ấn tượng, tự hào với một sáng tác của nhạc sĩ Phan Nhân - ca khúc "Hà Nội niềm tin và hi vọng"...

P.V

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa