Bản lĩnh và tư duy minh triết khi viết về văn hóa

Thứ sáu, 03/04/2015 08:20 AM - 0 Trả lời

Bản lĩnh và tư duy minh triết khi viết về văn hóa

(NB&CL) - Nhiều năm trước, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng bản Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Từ đấy về sau, mỗi kỳ đại hội, báo giới lại thông qua để thống nhất thực hiện những quy định này với mục đích xây dựng và hướng đến một nền báo chí Việt Nam lấy văn hoá đạo đức làm trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, xin đề cập đến vấn đề đạo đức nghề báo khi tham gia viết về bảo tồn văn hoá dân tộc, mà ở Điều 9 của Quy định nói trên đã ghi: “Giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc, đồng thời có chọn lọc các nền văn hoá khác”.
 
Báo Công luận 
Cần phát huy trách nhiệm xã hội khi viết về bảo tồn văn hóa dân tộc (Chùa Một Cột - Hà Nội - Ảnh có tính chất minh họa) 
 
Theo tôi, trước hết nhà báo cần phải am hiểu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, sự nhạy cảm về chính trị. Vì có hiểu thì biết sợ lịch sử, lí trí sẽ chế ngự được những ham muốn đời thường nhất thời dễ dẫn đến sai lầm đáng tiếc. Và dù không muốn thì hoạt động báo chí cũng sẽ tự nhiên tham gia vào các hoạt động văn hoá chính trị. Về mặt nào đó thì tư chất của nhà báo có một phần tư chất của “nhà chính trị”, cũng có nhà báo tư chất chính trị lại nổi trội hơn. Nhà báo có nhiệm vụ định hướng thông tin qua tác phẩm của mình nên nhà báo là người trước hết phải nhận thức về văn hoá dân tộc mình một cách cơ bản và mạch lạc.
 
Trong môi trường xã hội hiện nay nhà báo cần phải giữ vững bản lĩnh, cần tư duy minh triết khi viết về vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc. Trước một hiện tượng văn hoá người viết phải đắn đo, cân nhắc, mình viết điều này vì ai, sau khi công bố ai được và ai sẽ mất, và nếu đối tượng bị phản ánh đấy lại là gia tộc của mình thì sẽ ra sao. Câu hỏi này luôn được đặt ra trước khi xuống bút. Vì nội hàm văn hoá rất rộng, bảo tồn cái rộng lớn thường mênh mông, diệu vợi. Văn hoá Việt Nam rất đa diện, mỗi vùng miền có những sắc thái riêng. Không thể đánh đồng xem tất cả cái gì của hôm qua đều lạc hậu, đều đáng phê phán, bài xích, xoá bỏ. Văn hoá dân tộc vốn là mạch nguồn linh thiêng chảy trong mỗi con người Việt, vấn đề là ta có nhận thấy hay không mà thôi.
 
Đạo đức nghề báo trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc được thể hiện ở ngay trên chính bài viết của mỗi tác giả. Từ hành văn, ngôn ngữ, câu chữ, hàm lượng thông tin, sức nặng của sự thật và hoàn cảnh ra đời với những qua niệm giữa cũ và mới, xưa và nay… Và một khi tham gia vào việc bảo tồn văn hoá, có những điều cần phê phán hay phản biện, thì nhà báo cũng phải khách quan để hướng tới phát triển, khơi thông, mở đường cho sự phát triển văn hoá. 
 
Nhà báo, trước hết là một công dân, công dân am hiểu văn hoá, lịch sử và chính trị th. phải biết đắn đo, đặt mình vào phía đối tượng khai thác, vào lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, báo chí là sản phẩm văn hoá, nhưng là văn hoá ít nhiều mang màu sắc chính trị, nếu nhà báo bị lợi dụng thì màu sắc ấy trở thành khí độc gây tác hại cho môi trường. Vì vậy, phải cân nhắc, suy xét đến ngọn nguồn thì đấy cũng là vấn đề đạo đức của nghề báo. Mà để có một sự chuẩn mực và khách quan khi viết về bảo tồn văn hoá dân tộc, ngoài trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp, nhà báo cần trang bị cho mình một phông văn hoá. Phải cắt nghĩa cho được đâu là bản sắc cội nguồn, đâu là giao thoa hội nhập để khi xuống bút thì không còn bỡ ngỡ về ngôn từ cũng như ẩn ngữ của loại hình văn hoá ấy… góp phần phụng sự cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, hội nhập, phát triển để đất nước ngày càng bền vững và giàu đẹp.

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội