Bản lĩnh vững vàng, vượt qua thử thách!

Thứ hai, 01/01/2024 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với bản lĩnh vững vàng, Chính phủ đã đối đầu vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, thực hiện những quyết sách kịp thời, đúng đắn để giúp kinh tế - xã hội dần hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.

Năm 2023 - một năm vô cùng khó khăn khi kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao; trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Với bản lĩnh vững vàng, Chính phủ đã đối đầu vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, thực hiện những quyết sách kịp thời, đúng đắn để giúp kinh tế - xã hội dần hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.

Đẩy mạnh đầu tư công

Bước qua năm 2022 đầy sóng gió khi đại dịch COVID-19 đi qua, kinh tế - xã hội Việt Nam đã bị “tổn thương” bước vào giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, năm 2023, những khó khăn đã không dừng lại bởi những biến động của kinh tế thế giới từ việc kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam vốn có độ mở cao.

Trước tình hình thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, Chính phủ bám sát phương châm: “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, kiên trì các mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, để phấn đấu đạt được mục tiêu GDP đã đề ra là 6,5%, Chính phủ xác định đẩy mạnh 3 động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Đây cũng chính là chính sách mà Chính phủ kiên trì thực hiện.

Trong lúc khó khăn nhất, Chính phủ xác định rõ việc đẩy mạnh đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để vừa tháo gỡ những nút thắt về hạ tầng của các địa phương, vừa để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 235/QĐ-TTg thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Từ sự quyết liệt trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các Tổ công tác và các bộ, ngành, địa phương, bức tranh giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng. Đáng chú ý, trong quý III/2023, nhiều dự án khởi công mới trong năm đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đi vào triển khai thực hiện, đây là tín hiệu về sự bứt phá của hoạt động giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm, là cơ sở để các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch đầu tư công của năm nay, bù đắp mức tăng trưởng thấp của một số ngành chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, góp phần hướng tới thực hiện tối đa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã được Quốc hội thông qua.

ban linh vung vang vuot qua thu thach hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở tại Khu du lịch Khai Long và Kênh Năm Ô Rô xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo số liệu của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2023 đạt trên 363 nghìn tỷ đồng, bằng 51,38% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (46,7%) và số tuyệt đối cao hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng. Trung bình 9 tháng đầu năm, số vốn đầu tư công giải ngân đạt trên 40 nghìn tỷ đồng/tháng.

Nhanh chóng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn về pháp lý để giúp doanh nghiệp phát triển

Năm 2023 là năm khó khăn của nền kinh tế nước nhà, trong đó nổi lên nhiều bất cập về chính sách, pháp lý cần được sớm xử lý, tháo gỡ để giúp doanh nghiệp phát triển. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh là vấn đề rất quan trọng, góp phần khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm đời sống cho người lao động, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm.

Để xử lý kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc, cả về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật” (Tổ công tác) do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan thực hiện rà soát là 523 văn bản gồm 66 Luật, 2 Pháp lệnh, 8 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 167 Nghị định, 63 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 217 văn bản do các cơ quan khác ở Trung ương ban hành.

Qua rà soát, đã phát hiện nội dung được cho là mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc trong các luật, văn bản dưới luật có liên quan. Cụ thể, có 18 lĩnh vực trong 22 lĩnh vực trọng tâm được nêu tại Nghị quyết (đấu thầu, đấu giá, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính công, hợp tác công tư, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, doanh nghiệp, giám định, định giá) qua rà soát có quy định được cho là có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc…

Từ việc rà soát nêu trên, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu chủ động sửa đổi, bổ sung, hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ngay trong quý 4/2023 những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các bộ, ngành. Đối với những nội dung liên quan đến luật, Chính phủ sẽ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việc Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đánh giá là một quyết sách quan trọng của Chính phủ.

Theo Bộ Xây dựng cho biết, qua rà soát, TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu). Trong đó, có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của tổ công tác, 39 dự án qua rà soát của địa phương.

Còn tại Hà Nội đã chỉ đạo, giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu) và đang tiếp tục giải quyết cho 293 dự án…

Sau sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với hàng trăm dự án được “cởi nút thắt” về pháp lý, thanh khoản trên thị trường BĐS đang dần được cải thiện, đặc biệt so với giai đoạn khó khăn cuối năm trước và những tháng đầu năm 2023. Nếu như trong quý II/2023 thị trường ghi nhận 3.700 giao dịch, tăng 37% so với mức 2.700 giao dịch ở quý I, thì trong quý III, thị trường đã ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần quý II và hơn 2 lần so với quý I/2023.

Cùng với những quyết sách nổi bật nêu trên, năm 2023, Chính phủ đã có nhiều quyết sách quan trọng trong chỉ đạo như giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, NHNN đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh có khả năng tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chính phủ cũng đã gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (thuế VAT); giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2023; cho phép giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng… tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh.

Có thể nói, với sự điều hành chủ động, linh hoạt, sẵn sàng lắng nghe, Chính phủ đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2023.

Trần Quốc

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

(CLO) Ngày 7/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả, làm rõ nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương chịu trách nhiệm cấp phép đăng ký, cụ thể hóa phạm vi hoạt động của xe điện 4 bánh, thực hiện nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, người điều khiển phải có giấy phép lái xe theo quy định.

Tin tức
Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

(CLO) Chiều 7/5, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất chủ trì hội nghị.

Tin tức
Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

(CLO) Ngày 7/5, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng họp trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Tin tức
Nam Định: 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, phát triển

Nam Định: 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, phát triển

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định tiếp tục ổn định, phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khá.

Tin tức