Quảng Nam:

Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang giữ rừng để nâng mức sống cho đồng bào

Chủ nhật, 23/04/2023 15:04 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Phải giữ rừng bằng cả cái tâm, người giữ rừng phải sống tốt nhờ công việc và phải giúp đồng bào hưởng lợi, nâng cao mức sống từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thì mới giữ được rừng”, ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang nói chắc nịch.

Sự kiện: rừng

Giữ rừng để phát triển bền vững

“Tây Giang có tổng diện tích 50.572,06ha rừng trải dài từ xã Avương đến biên giới Việt – Lào trong đó có những cánh rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn. Chúng tôi tự hào là những người góp công cùng cư dân địa phương bảo vệ rừng với phương châm “rừng còn để Tây Giang phát triển”, ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang nói.

Nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, Tây Giang là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ tu. Tuy nhiên, ở đây, những cánh rừng cổ thụ bạt ngàn hàng trăm năm tuổi vẫn được bảo vệ từ đời này đến đời khác.

ban quan ly rung phong ho tay giang giu rung de nang muc song cho dong bao hinh 1

Ông Văn Sinh - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang, tại buổi tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại cộng đồng cư dân bản địa.

Ông Bhling Mia - Bí thư Huyện ủy Tây Giang, cho biết cách đây 20 năm, ngay khi tái lập huyện, dù còn nhiều gian khó nhưng hệ thống chính trị huyện Tây Giang đã xác định mục tiêu hàng đầu là phải giữ rừng. Từ đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ rừng, giữ rừng, trồng rừng mới và tuyền truyền, nâng cao nhận thức của người dân nơi đây.

“Rừng là nhà, là báu vật rừng thiêng của đồng bào Cơ tu. Người Cơ tu giữ rừng bằng luật làng qua hàng trăm năm. Rừng ở nơi đây cũng là miếng mồi của lâm tặc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác tuần tra bảo vệ rừng, rừng phòng hộ Tây Giang đến thời điểm này còn gần như nguyên vẹn. Thành tích này có công rất lớn của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang”, Bí thư Bhling Mia, chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang khẳng định việc đầu tiên để giữ rừng là phải thực hiện thường xuyên việc tuần rừng. Có những tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Tây Giang luôn là điểm nóng đấu tranh vì ở rất xa trạm, đường đi hiểm trở. Ông Sinh liệt kê những con dốc dựng đứng, đầu gối chạm cằm với những cái tên chỉ nghe đến đã thấy hãi hùng như dốc tắt thở, dốc hụt hơi, dốc khinh người…

“Đường xa, dốc đứng hay nguy hiểm như thế nào thì anh em ở Ban vẫn liên tục di chuyển để giữ rừng. Có những chuyến tuần rừng kéo dài cả nửa tháng, đi trong cái lạnh cắt da cắt thịt, nhiều điểm bị sạt lở rất nguy hiểm nhưng anh em không hề nản chí. Chúng tôi chỉ cần rừng còn nguyên vẹn là những mệt mỏi, vất vả đều qua hết”, anh Nguyễn Văn Dương - cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Giang tâm sự.

ban quan ly rung phong ho tay giang giu rung de nang muc song cho dong bao hinh 2

Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm tổ chức tuần rừng.

Ông Sinh cho hay trong năm 2022 đã tổ chức 120 đợt tuần tra, truy quét xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong đó, lực lượng tuần rừng đã phá hủy 1 lán trại trái phép, tháo gỡ 957 bẫy thú rừng, cứu hộ và bàn giao 1 cá thể tê tê bị mắc bẫy cho đội cứu hộ Vinpearl Land Hội An để chữa trị, phát hiện 2 vụ phá rừng trái phép để sản xuất nương rẫy Khoảnh 3 và Khoảnh 5, Tiểu khu 113 thuộc địa bàn xã Lăng (huyện Tây Giang).

Theo ông Sinh, để nắm bắt mọi diễn biến trên diện tích rừng rất lớn, Ban quản lý bố trí tối thiểu 2 cán bộ trực tiếp theo dõi địa bàn tại 10/10 xã để nắm bắt thông tin và kịp thời tham mưu cho lãnh đạo. Đặc biệt, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang thường xuyên có những buổi họp thôn với người dân để tuyên truyền gồm 4 đợt tại 10 xã với hơn 17.252 tham dự.

“Bảo vệ rừng phải thực hiện bằng mọi cách, từ tuần rừng, đấu tranh với lâm tặc, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Tuy vậy, quan trọng nhất là người dân phải sống được từ rừng, người bảo vệ rừng có thu nhập cao nhờ rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang của chúng tôi đang từng bước thực hiện điều đó”, ông Sinh hào hứng chia sẻ.

Gầy dựng rừng để làm giàu

Ông Sinh cho biết bản thân khi đảm nhận chức Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang đã có nhiều năm gắn bó với rừng. Ông đau đớn khi thấy những cánh rừng già ở vùng núi Quảng Nam ngày càng ít đi, thay thế bằng những rừng keo, rừng tràm kinh tế.

ban quan ly rung phong ho tay giang giu rung de nang muc song cho dong bao hinh 3

Gian nan đường tuần rừng của cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang.

“Trồng keo, tràm chỉ là biện pháp xoá đói, giảm nghèo chứ không thể làm giàu bền vững. Tôi đau đáu suy nghĩ và nhận thấy rằng chỉ có trồng rừng bằng cây bản địa thì người dân mới làm giàu bền vững”, ông Sinh nói.

Nghĩ là làm, trong những năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang đã liên tục triển khai trồng rừng bằng cây bản địa như cây dổi, cây lim xanh. Đồng thời, Ban cũng phối hợp với cư dân địa phương trong phạm vi lâm vực trồng rừng phân tán để thực hiện phương án hỗ trợ người dân lấy gỗ làm nhà.

Trong năm 2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang đã triển khai và hoàn thành trồng rừng gỗ lớn với diện tích thực hiện 96ha. Bên cạnh đó, đơn vị cũng trồng 2.800 cây đào, 7.000 cây thông mã vĩ dọc các tuyến đường trung tâm huyện và các xã, đến nay hầu hết cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, nâng tổng lượng cây trồng trong năm 2022 do đơn vị quản lý lên 20.800 cây các loại.

ban quan ly rung phong ho tay giang giu rung de nang muc song cho dong bao hinh 4

Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang tổ chức trồng rừng.

“Chúng tôi cử cán bộ kiểm lâm hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng cho bà con và thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng rừng trồng. Các loại cây như lim xanh, dổi xanh có khả năng chống chịu gió bão, sạt lở… Đây là những loại cây trồng phù hợp với đặc hữu tự nhiên của vùng đất Quảng Nam, vừa mang lại giá trị kinh tế và có giá trị phòng hộ. Phần lớn cây giống trồng rừng được mua có nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con do cơ quan quản lý nhà nước cấp, đảm bảo tiêu chuẩn cây con trồng rừng”, ông Sinh nói.

Theo ông Sinh, nhờ công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, đồng bào Cơ tu đã và đang hiểu được lợi ích của việc giữ rừng, gầy dựng rừng. Chỉ riêng trong năm 2022, Ban quản lý đã tổ chức 3 đợt cấp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tất cả các cộng đồng nhận khoán giữ rừng, trồng rừng trên địa bàn lâm phận với tổng số tiền là 12,784 tỷ đồng.

“Bà con ở Tây Giang đã hiểu biết về quyền lợi cũng như nghĩa vụ khi tham gia trồng rừng, từ đó tạo sức hút trong công tác phát triển rừng trên địa bàn. Các hộ dân tham gia đăng ký trồng rừng đã nghiêm túc trong việc trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng mình quản lý. Việc trồng rừng thay thế nếu được thực hiện tốt, thì sau 10 năm chúng ta sẽ có được những cánh rừng lớn, góp phần đảm bảo nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn và nguồn thu nhập cho cư dân bản địa”, ông Sinh cho hay.

Trần Hậu – Trần Thức

Bình Luận

Tin khác

Đồng Nai: 73 người nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

Đồng Nai: 73 người nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

(CLO) Tối 1/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết bệnh viện đã tiếp nhận và đang điều trị cho 73 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì. Được biết, các bệnh nhân đều ăn bánh mì mua từ một cửa hàng ở TP Long Khánh.

Đời sống
Dự báo thời tiết 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

Dự báo thời tiết 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 2/5/2024, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Đời sống
Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong, nhiều người bị thương tại Đồng Nai.

Đời sống
Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

(CLO) Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
'Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ'

"Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ"

(CLO) Giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Đào cho biết: "Đây là lần thứ 6, tôi đến thăm quần đảo Trường Sa, cũng như những lần trước đó chúng tôi đều biểu diễn hết mình, mỗi lần đến thăm đều có một cảm xúc mới và tất cả mọi người đều mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ".

Đời sống