“Bâng khuâng” với con sông Soài Rạp

Thứ sáu, 07/08/2015 10:55 AM - 0 Trả lời

CLO – Luồng Soài Rạp có chiều dài 54 km từ phao số 0 (cửa biển) đến khu vực ngã 3 sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp thuộc huyện Nhà Bè, nối nối TP.HCM với biển Đông. Tuy luồng mới hình thành...

CLO – Luồng Soài Rạp có chiều dài 54 km từ phao số 0 (cửa biển) đến khu vực ngã 3 sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp thuộc huyện Nhà Bè, nối TP.HCM với biển Đông. Tuy luồng mới hình thành, nhưng do việc sa bồi diễn ra nhanh đã gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu biển. Và mới đây, vì Bộ GTVT chậm bố trí vốn để nạo vét, duy tu năm 2015, TP.HCM vừa có văn bản số 4452 kiến nghị Thủ tướng cho phép thành phố ứng trước 300 tỉ đồng từ ngân sách địa phương để nạo vét, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa.

Và có không ít người đang tập trung nhìn vào con số 300 tỉ/năm nói trên, các thông tin về luồng sông có cái tên khá “lạ tai” – Soài Rạp này…

Soài Rạp ‘thức giấc’

Tháng 6/2006, UBND TP.HCM đã đã chỉ định cho Cty phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) thẩm định việc nạo vét với 500,000 mét khối bùn luồng Soài Rạp. Tới giữa tháng 11/2007, Cục Hàng hải Việt Nam đã có Quyết định số 741/QĐ-CHHVN cho phép đưa tuyến luồng Soài Rạp vào sử dụng. Đoạn luồng này có chiều dài gần 60km, rộng 200m bắt đầu từ phao số 0 đến vũng quay tàu Khu công nghiệp Hiệp Phước, trước mắt có thể cho phép tàu 15.000DWT lợi dụng thủy triều ra, vào… Tới tháng 4/2009, IPC chính thức khởi công nạo vét sông Soài Rạp với độ sâu -8.5m, mở rộng luồng hàng hải thứ hai dẫn vào các cảng của TP.HCM.

[caption id="attachment_32099" align="aligncenter" width="490"]Luồng sông Soài Rạp cho phép tàu trọng tải lớn vào các cảng ở Nhà Bè Luồng sông Soài Rạp cho phép tàu trọng tải lớn vào các cảng ở Nhà Bè[/caption]

Trao đổi với báo SGGP, ông Phan Hoàng Quân, Tổng Giám đốc IPC đã kể lại những khó khăn, thách thức mà IPC và Cty CP Tư vấn thiết kế cảng - Kỹ thuật biển (Port Coast) trải qua từ những ngày đầu bắt tay vào nghiên cứu cải tạo luồng sông này...

Vào những năm 1992-1997, khu vực xung quanh sông Soài Rạp còn là vùng dân cư thưa thớt, bị bao bọc bởi các đầm lầy hoang sơ… Lúc ấy, những người đi khai phá chỉ có trong tay những thiết bị nghiên cứu khá thô sơ. Thế nhưng, trước đòi hỏi của thành phố: Phải có địa điểm xây cảng mới thay thế cho cụm cảng Sài Gòn di dời ra ngoại thành, họ vẫn phải lao vào việc.

“Tại sao là Soài Rạp? Bởi vì TP.HCM chỉ còn có Soài Rạp hướng ra biển”, ông Quân nói. Hơn nữa, những khảo sát bước đầu của Port Coast cũng cho thấy, đây là một dòng sông khá ổn định, mức độ sa bồi không cao, hoàn toàn có thể triển khai xây dựng một luồng tàu biển mới ở đây.

Hồi thế kỷ 19, Soài Rạp không lọt vào “mắt xanh” của người Pháp khi họ xây dựng cảng Sài Gòn vì Soài Rạp còn một vài điểm cạn. Do vậy, người Pháp đã chọn sông Lòng Tàu làm luồng tuyến cho cụm cảng biển Sài Gòn. Soài Rạp đã “ngủ yên” cho đến những năm 1990…

Dựa trên kết quả nghiên cứu của IPC và Port Coast, Cục Hàng hải Việt Nam đã xác định được một tuyến luồng trên sông Soài Rạp mà chỉ cần lợi dụng lúc thủy triều lớn đã có thể đón tàu 5.000DWT đầy tải và tàu 15.000DWT giảm tải ra, vào.

[caption id="attachment_32101" align="alignright" width="270"]Tàu trọng tải lớn qua luồng Soài Rạp Tàu trọng tải lớn qua luồng Soài Rạp[/caption]

Sau đó, quá trình nạo vét đã chứng minh luồng sông này có thể cho phép tàu lớn tới 50.000 DWT ra vào, tiến tới việc các cảng biển được xây dựng trong khu vực Hiệp Phước, lấy Soài Rạp làm luồn tàu chính.

Có dễ thành ‘đô thị cảng của tương lai’ ?

Một điều dễ nhận thấy, việc UBND TP.HCM cho phép nạo vét thử nghiệm luồng Soài Rạp, đầu tư vào các dự án tại Hiệp Phước ngoài việc phát triển kinh tế biển, với chiến lược “Hướng ra biển Đông”, còn có một mục tiêu quan trọng: Dãn dân. Và để dãn dân, Nhà Bè phải trở thành một đô thị vệ tinh của thành phố.

Theo HEPZA, tháng 11/2009, UBND.TPHCM đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị Cảng Hiệp Phước với diện tích khoảng 3.912 ha và quy mô dân số dự kiến khoảng 180.000 dân vào năm 2020.

Theo quy hoạch chung, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước được hình thành theo các tiêu chí là khu đô thị cảng biển quốc tế quy mô lớn, khu đô thị công nghiệp, khu đô thị dịch vụ logistics và là khu đô thị hiện đại, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khu cảng và khu công nghiệp - dịch vụ cảng - logistics và phục vụ các nhu cầu của cư dân địa phương, công nhân, người lao động, nhân viên kỹ thuật, chuyên gia đến cư trú và làm việc tại khu công nghiệp cảng.

Tháng 5/2014, khi đi kiểm tra thực tế tiến độ xây dựng hạ tầng khu đô thị cảng Hiệp Phước, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã nói trên Thanh Niên: “Đây là khu vực cảng quan trọng, sản lượng hàng hóa sẽ đạt 150 - 200 triệu tấn. Do đó, nó sẽ là trọng tâm của cảng biển phía nam, là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi, các nước xung quanh chứ không chỉ hàng hóa trong nước. Nên phải tập trung hoàn thiện hệ thống cảng, dịch vụ logictic phải hoàn chỉnh gắn với tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước, biến nơi đây thành đặc khu kinh tế về cảng biển để cạnh tranh với các nước trong khu vực chứ không chỉ là cảng không.”

Trước đó, từ năm 2007, để “ăn theo” đô thị cảng Hiệp Phước, theo SGGP, huyện Nhà Bè đã thực quy hoạch để sớm thành “Đô thị cảng của tương lai”, với 04 cụm dân cư đô thị tập trung:

  • Cụm 1: Khu vực phía Đông huyện Nhà Bè, gồm xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè có diện tích 1.020 ha, dân số dự kiến 100.000 người. Đây sẽ là khu dân cư hiện hữu dọc 2 bên đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Bình, các khu vực còn lại bố trí khu nhà ở mới với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đô thị hiện đại văn minh.
  • Cụm 2: Khu vực phía Bắc huyện, ranh khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển và ranh khu dân cư 2 bên đường Nguyễn Hữu Thọ (từ trạm biến áp Nhà Bè đến cầu rạch Cầu Đĩa), gồm xã Phước Kiển. Theo quy hoạch khu dân cư hiện hữu dọc đường Lê Văn Lương, khu dân cư dọc đường Nguyễn Hữu Thọ chủ yếu là nhà ở cao tầng; các khu dân cư mới còn lại bố trí xen kẽ nhà ở thấp tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với diện tích 655 ha, dân số dự kiến là 75.000 người.
  • Cụm 3: Gồm khu dân cư ngã ba Nhơn Đức; khu dân cư phía Đông đường Nguyễn Hữu Thọ và khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển. Khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển sẽ chủ yếu là nhà ở cao tầng hiện đại, tạo điểm nhấn không gian kiến trúc cho huyện Nhà Bè.
  • Cụm 4: Có diện tích 550 ha, dân số  dự kiến 60.000 người. Bao gồm xã Long Thới, Hiệp Phước. Ngoài dân cư hiện hữu chỉnh trang dọc đường Nguyễn Văn Tạo, các khu vực còn lại tổ chức mô hình hiện đại với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, các khu thương mại dịch vụ, trong đó chú trọng dịch vụ phục vụ cho hoạt động cảng, sản xuất công nghiệp.

Hàng loạt mục tiêu đã được đề ra, nhưng thực hiện thì… không dễ.

Dễ nhận thấy nhất là việc hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, con đường Nguyễn Hữu Thọ chỉ “đẹp” từ giao lộ Nguyễn Văn Linh tới khu du lịch Bình Xuyên – Tháp Ngà. Một “cửa” nữa từ TP.HCM về Nhà Bè là qua Huỳnh Tấn Phát, con đường không lớn, khó mở rộng và thường xuyên ngập nước cục bộ.

Khó khăn về hạ tầng không phải không được tính tới: Nền đất yếu sẽ khiến việc đội chi phí làm đường; Nhiều kênh, rạch, phải bắc nhiều cây cầu nhiều làn xe tốn kém; Công tác bồi thường, giải tỏa gặp không ít khó khăn bởi việc quản lý đất đai ở địa phương thời kỳ “sốt đất” bị cho là còn… lỏng lẻo.

Đáng chú ý nhất là nỗi lo mà không ít khoa học gia đã từng nêu lên khi TP.HCM mở rộng về phía Nam: Tình trạng ngập nước ngày càng nghiêm trọng, do việc phát triển cơ sở hạ tầng, khu dân cư sẽ làm ảnh hưởng tới thoát nước tự nhiên.

[caption id="attachment_32100" align="alignright" width="270"]Tàu 50.000 DWT đã vào được cảng SPCT qua Soài Rạp - Vietnam Plus Tàu 50.000 DWT đã vào được cảng SPCT qua Soài Rạp - Vietnam Plus[/caption]

Hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, tình trạng ngập úng xuất hiện… đã và đang là nguyên nhân khiến Hiệp Phước khó thu hút dân, giá đất đai ở khu vực này chỉ “sốt” những năm 2009, 2010, nhưng vài năm trở lại đây thì tậm tịt.

Trong khuôn khổ những nội dung nói trên, người viết không bàn tới sự đúng – sai, cần – không cần của dự án. Bởi một công trình có ý nghĩa lớn về nhiều mặt, đánh giá nó là việc không hề dễ dàng, có thể phải cần 20, 50, hay hàng trăm năm.

Tuy nhiên, đã và đang có sự khó khăn trong việc dự báo quá trình bồi lắng. Như thông báo của TP.HCM: “Việc sa bồi diễn ra nhanh với khối lượng lớn ước tính hàng năm khoảng 2,5 triệu mét khối gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu biển” và ứng trước tiền nạo vét, liệu con số những năm sau có còn là 300 tỉ, hay sẽ tăng lên, khi mà “Mẹ thiên nhiên” đang rất “tính khí thất thường”, dễ “nổi giận” (?) Có người còn băn khoăn: "Sao trước đây, khi khảo sát làm cảng Sài Gòn, người Pháp đã không chọn sông Soài Rạp, mà chọn Lòng Tàu, để tàu thuyền phải đi xa hơn ?"...

Đến Hiệp Phước bây giờ, bóng dáng của một đô thị hiện đại, sầm uất, đẳng cấp chưa nên hình nên dạng, còn lác đác vài khu vực “xoay làng ra phố”…

Đường trở thành “đô thị cảng tương lai” của Hiệp Phước phải chăng còn lắm gập ghềnh ?

Đoàn Kiên Giang

(Tổng hợp)

Khu đô thị cảng Hiệp Phước giai đoạn I đã được IPC và Cty CP Long Hậu khởi công xây dựng vào tháng 6/2009. Vị trí khu đô thị cách trung tâm TP.HCM chưa đầy 20 km bao gồm xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) và xã Long Hậu (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).

Dự án nạo vét luồng Soài Rạp trước đây có tổng số vốn là 2.797 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA từ Vương quốc Bỉ hơn 2.000 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM.

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô