Báo cáo thường niên về FDI tại Việt Nam: Có nhiều hệ lụy nếu thu hút theo cách cũ

Thứ ba, 24/05/2022 05:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các tác giả báo cáo thường niên đầu tiên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nếu tiếp tục thành công thu hút FDI theo con đường cũ sẽ dẫn đến mất kiểm soát nhiều thứ. Mở cửa, khuyến khích thu hút FDI nhưng cũng phải xây dựng nền kinh tế tự cường.

Vốn FDI có vai trò to lớn nhưng cũng phát sinh vấn đề mới

Trong bản báo cáo thường niên đầu tiên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vừa được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật công bố cho biết, từ năm 2015 Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ ba trong ASEAN, chỉ sau Singapore và Indonesia. FDI đã có mặt trong 19/21 ngành kinh tế.

bao cao thuong nien ve fdi tai viet nam co nhieu he luy neu thu hut theo cach cu hinh 1

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI thu hút nhiều lao động, giải quyết nhiều vấn đề xã hội của Việt Nam. Ảnh minh họa.

Việt Nam đã thu hút FDI từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hầu như tỉnh nào cũng có dự án FDI. Tại Việt Nam đã có mặt hơn 100 Tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực như Samsung, LG, General Electric, Intel, Mitsubishi, Sanofi, Panasonic...,

Báo cáo này khẳng định FDI có vai trò đặc biệt to lớn với Việt Nam và không thể phủ nhận. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có mặt trái và vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới.

Nếu các mặt trái trong thu hút, sử dụng FDI chậm được khắc phục, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, trật tự xã hội và quốc phòng-an ninh”, báo cáo này lưu ý.

Theo báo cáo này, chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng FDI còn nhiều hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng với năng lực, lợi thế và những ưu đãi được hưởng và chưa được đánh giá một cách nghiêm túc. Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư đăng ký chưa cao.

Các dự án FDI chủ yếu có quy mô nhỏ: 58,1% số dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD 46,2% số dự án dưới 500 nghìn USD. Và tính đến hết năm 2021, chỉ có 30 dự án FDI có quy mô vốn từ 1 tỷ USD trở lên.

Chỉ có 5% dự án FDI sử dụng công nghệ nguồn từ các nước châu Âu, thậm chí có 15% vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, 80 % sử dụng công nghệ trung bình mà trong đó 30-40% là từ Trung Quốc.

Thực trạng này đã gây hệ lụy về môi trường ở một số địa điểm, tác động lâu dài đến sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực, gây xung đột lợi ích giữa các ngành sản xuất, chế biến với ngành nông nghiệp, du lịch, cũng như giữa doanh nghiệp FDI với cộng đồng dân cư.

Ở một số dự án FDI hiệu quả sử dụng đất chưa cao, vốn đầu tư trên 1 ha đất thấp. Đa phần các dự án FDI thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên. Một số doanh nghiệp FDI còn sử dụng lao động nước ngoài trái phép, ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội...

Nhận diện 5 hiện tượng đầu tư núp bóng của FDI

Bên cạnh đó trong khu vực FDI hiện tượng chuyển giá gia tăng về số lượng và mức độ ngày càng phức tạp.

Một số doanh nghiệp khai sai giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu để góp vốn và giá trị tài sản cố định; giá trị các giao dịch liên kết thông qua cung cấp dịch vụ, phí quản lý, phí bản quyền, phí hỗ trợ kỹ thuật, chi phí cho vay, bảo lãnh, trả lương, đào tạo, quảng cáo, bán hàng..., Hiện tượng này khiến ngân sách nhà nước thất thu, tăng nhập siêu và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó là đã có tình trạng chuyển giá ngược từ nước ngoài vào Việt Nam của một số doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế.

Nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng vốn chủ sở hữu thấp (“vốn mỏng”). Có dự án quy mô hàng tỷ USD song vốn góp của nhà đầu tư rất nhỏ, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay để tăng chi phí, khấu hao,... khiến cho hiệu quả kinh doanh thấp, giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; gia tăng sức ép về tổng vay nợ nước ngoài của ngân sách nhà nước.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ năm 2014 đến nay, tổng mức vay nước ngoài của khối doanh nghiệp FDI gia tăng mạnh, thường chiếm từ 80% tổng mức vay nước ngoài của toàn bộ nền kinh tế.

Đáng chú ý là một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” dưới hình thức doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo này chỉ ra 5 hình thức “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng” là: (i) thông qua cá nhân Việt Nam lập doanh nghiệp bất động sản, góp dưới 49% vốn điều lệ; (ii) thông qua các cá nhân, tổ chức Việt Nam đầu tư tại vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng, sau đó mua lại phần vốn góp; (iii) cho cá nhân Việt Nam vay tiền để thành lập doanh nghiệp; (iv) thông qua việc kết hôn, lập doanh nghiệp do vợ/chồng là người Việt Nam đứng tên; (v) đứng sau lưng người Việt Nam để kinh doanh.

“ Nếu cứ tiếp tục thành công thu hút FDI theo con đường này dễ lâm vào tình trạng sẽ mất kiểm soát nhiều thứ”, TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế , nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Chủ tịch Hội đồng biên soạn báo cáo này trăn trở.

Mặt trái và những hạn chế của hoạt động FDI phải được khắc phục nhanh, nếu chậm sẽ rất nguy hiểm, sẽ phụ thuộc quá nhiều vào FDI, còn doanh nghiệp Việt Nam sẽ vẫn khó có cơ hội liên kết tham gia vào chuỗi FDI, bắt vào chuỗi toàn cầu.

Quan điểm chúng ta rất rõ ràng khi coi FDI là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế FDI được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, nhưng thu hút FDI nhưng phải xây dựng được nền kinh tế tự cường, TS.Phan Hữu Thắng nói.

Các chuyên gia mong rằng thể chế liên quan đến FDI tiếp tục hoàn thiện, hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước được nâng cao. Quan trọng nhất là đội ngũ quản lý nước phải là những con người thực sự tâm huyết về FDI, đau đáu về đất nước và mang khát vọng về một đất nước tự cường.

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp