Báo chí cần có những bài viết chuyên sâu hơn về hoạt động của Quốc hội

Thứ ba, 30/01/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 29/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp Xuân Mậu Tuất.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, năm 2017 tiếp tục ghi nhận những đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn, báo chí đối với hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh việc chuyển tải đầy đủ, kịp thời, sinh động những thông tin về hoạt động của Quốc hội đến với cử tri và nhân dân cả nước, các cơ quan thông tấn báo chí cũng đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội có thể xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế- xã hội. 

Báo Công luận
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí chiều 29/1

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, báo chí đã giúp cử tri nắm bắt khá đầy đủ hoạt động của Quốc hội, tạo cơ sở quan trọng để nhân dân thực hiện quyền giám sát. Báo chí là kênh thông tin chuyển tải tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri đến với Quốc hội, góp phần xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Quốc hội với cử tri, giữa Quốc hội với thực tiễn cuộc sống xã hội. Qua phản ánh của báo chí, Quốc hội đã có thêm thông tin để làm cơ sở ban hành nhiều văn bản luật, nhiều chính sách quan trọng và tiến hành các hoạt động giám sát tối cao.

“Trong năm vừa qua, trong suốt quá trình thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, về an toàn thực phẩm, về các dự án BOT giao thông… các cơ quan thông tấn báo chí đã cung cấp rất nhiều thông tin quý báu để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có những nhận định sâu sắc về các vấn đề này”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2017 ghi nhận nhiều nỗ lực của Văn phòng Quốc hội trong việc tham mưu, cải tiến, đổi mới công tác thông tin báo chí về hoạt động của Quốc hội. Điển hình là việc số lượng các phiên họp của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp đã tăng lên rõ rệt. Việc phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội nhà báo Việt Nam để tổ chức giao ban báo chí trước mỗi kỳ họp Quốc hội tại Nhà Quốc hội đã tạo sự chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị cho công tác thông tin, tuyên truyền về các kỳ họp Quốc hội. Cách thức tổ chức và vận hành Trung tâm Báo chí về các kỳ họp Quốc hội, về các sự kiện của Quốc hội cũng có những cải tiến, đổi mới, tạo thuận lợi hơn cho các phóng viên báo chí tác nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, những thành công trong năm vừa qua là tiền đề để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin báo chí về hoạt động của Quốc hội trong năm 2018, năm bản lề của việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020 và chương trình công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí đang đứng trước những thách thức hết sức to lớn. Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông xã hội yêu cầu báo chí phải sáng tạo, đổi mới quyết liệt hơn nữa để theo kịp sự nhanh nhạy và thuận tiện mà truyền thông xã hội mang lại cho người đọc. Sự bùng nổ thông tin với tính đa dạng, đa chiều cũng làm cho cử tri trở nên khó khăn hơn trong việc lựa chọn tiếp cận những thông tin phù hợp. Đó là những thách thức không chỉ với các cơ quan báo chí nói chung mà còn đối với công tác thông tin báo chí về hoạt động của Quốc hội.

Để vượt qua những thách thức nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy tính sáng tạo, đổi mới để bảo đảm thông tin về hoạt động của Quốc hội trở nên chuyên sâu hơn và thu hút hơn.

Trước hết, các cơ quan thông tấn, báo chí phải là nguồn thông tin chủ yếu cung cấp những thông tin, bài viết chuyên sâu về những nội dung chính sách được Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua. Các cơ quan thông tấn, báo chí phải là kênh hữu hiệu về truyền thông chính sách, nhằm làm cho công chúng hiểu biết và ủng hộ các chính sách; tạo ra sự đồng thuận xã hội để thực hiện thành công các chính sách được thể hiện trong các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội. Yêu cầu này được đặt ra đối với các cơ quan thông tấn báo chí trong tất cả các giai đoạn của quy trình lập pháp, từ soạn thảo, thẩm tra, cho đến thảo luận, thông qua tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Đồng thời, sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí phải có tính hệ thống và phải được bắt đầu ngay từ bước hình thành các kiến nghị lập pháp cho đến khi các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, bên cạnh tính chuyên sâu thì sự thu hút, hấp dẫn trong việc chuyển tải thông tin cũng là yếu tố quan trọng. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện, các thông tin về các nội dung chính sách phải được thể hiện một cách đơn giản, dễ hiểu và nhất là phải thu hút được sự quan tâm của người đọc.

Báo Công luận
 Chủ tịch Quốc hội trò chuyện với lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí

Chủ tịch Quốc hội mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục sáng tạo hơn nữa trong việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ để tăng tính hấp dẫn trong việc chuyển tải thông tin về chính sách, tăng cường sự tương tác với người đọc, làm cho các thông tin về chính sách đi vào nhận thức của công chúng một cách dễ dàng và thuận tiện.

Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là Văn phòng Quốc hội, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan báo chí trong việc tác nghiệp, đưa tin về hoạt động của Quốc hội tới đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.

* Cũng trong chiều nay, tại phòng họp Diên Hồng toà nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc gặp mặt đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam.

Gửi lời chúc mừng và cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ đội tuyển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ vẫn chưa hết xúc động vì những gì mà đội tuyển U23 Việt Nam thể hiện ở giải đấu vừa qua. 

Theo Chủ tịch Quốc hội, thành tích các em đạt được là đặc biệt xuất sắc, mang tính lịch sử của bóng đá Việt Nam. Nhìn lại chặng đường mới thấy tự hào hơn về tinh thần và ý chí dân tộc Việt Nam mà các cầu thủ đã thể hiện trên sân cỏ, lần lượt vượt qua những đối thủ lớn với ý chí kiên cường, với hơn 100% khả năng để giành chiến thắng. 

Báo Công luận
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm cùng các tuyển thủ U23 Việt Nam tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, thành công của U23 Việt Nam đáng trân trọng hơn vì ý chí của nhiều tuyển thủ vượt qua rất nhiều khó khăn để có thành công hôm nay. Chủ tịch Quốc hội cảm ơn các cầu thủ, nhờ có đội tuyển U23 mà người Việt Nam đoàn kết, yêu thương, gắn bó hơn. Các em đã làm nên điều kỳ diệu, làm rung động trái tim hàng triệu người dân Việt Nam. Chưa bao giờ người Việt Nam đoàn kết, thương yêu, gắn kết và được truyền cảm hứng to lớn như hiện nay. 

Chủ tịch Quốc hội cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến HLV Park Hang- seo, người đã dẫn dắt và khơi dậy niềm tin để U23 làm nên điều kỳ diệu cho bóng đá Việt Nam. Cùng với đó là tất cả những người thầm lặng đứng sau cống hiến cho đội tuyển cũng cần được vinh danh.

Tại cuộc gặp mặt này, lần lượt Ban huấn luyện và các cầu thủ đã ký tên lên lá cờ rộng 54m2 được treo trên cột cờ Lũng Cú- Hà Giang. Sau khi các thành viên đội tuyển U23 ký vào lá cờ kỷ niệm độc đáo này, lá cờ sẽ được lưu giữ trang trọng tại phòng truyền thống Nhà Quốc hội, tại Trung tâm Ba Đình lịch sử.


PV


Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức