Báo chí kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, 04/01/2021 20:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021, nhà báo Lê Trọng Minh – Tổng biên tập Báo Đầu tư đã bài phát biểu tham luận về "Báo chí kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội".

Báo Nhà báo và Công luận xin trích dẫn nguyên văn bài phát biểu:

Năm 2020, Việt Nam trở thành một điểm sáng trên bức tranh toàn cầu về phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, tăng trưởng âm, thương mại sụt giảm nghiêm trọng, thị trường tài chính biến động bất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro thì nước ta đã kiểm soát, khống chế được dịch bệnh, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hỗ trợ kịp thời nhiều nước trong phòng chống dịch; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện, dự kiến tăng trưởng cả năm đạt 2 - 3%, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. 

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh có kết quả tích cực, nhất là đại dịch Covid-19; cả nước đã thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Báo chí cả nước, trong đó có báo chí kinh tế, tự hào là một trong những lực lượng tiên phong góp phần quan trọng vào việc đạt được những kết quả tích cực đó.

Báo Đầu tư là một trong số các cơ quan báo chí được tặng bằng khen Tập thể xuất sắc. Ảnh: LT

Báo Đầu tư là một trong số các cơ quan báo chí được tặng bằng khen Tập thể xuất sắc. Ảnh: LT

Làm nhiệm vụ “bình thường” trong trạng thái “bình thường mới”

Dù đại dịch có xảy đến hay không, thông tin tuyên truyền về kinh tế - xã hội vẫn là hoạt động cốt lõi của một cơ quan báo chí kinh tế như báo Đầu tư. Sự vận hành của nền kinh tế, các yếu tố thay đổi trong môi trường đầu tư-kinh doanh cùng năng suất, chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và các tác động đến đời sống, lao động việc làm, an sinh xã hội… vẫn luôn là những đề tài chủ đạo được thể hiện trên các trang báo. Thông tin kinh tế-xã hội trên báo chí kinh tế cũng tập trung vào các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ khởi nghiệp… Đó vẫn luôn được coi là những nhiệm vụ “bình thường” của một tờ báo kinh tế và chỉ đòi hỏi cách tiếp cận “bình thường” nếu không có những diễn biến đặc biệt.

Song năm 2020 đã chứng kiến những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Trước những diễn biến đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều kết luận, nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo các cấp, các ngành quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm ổn định, an toàn xã hội; đồng thời thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Thông tin tuyên truyền để góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu kép này trở thành nhiệm vụ “bình thường” được thực hiện trong trạng thái “bình thường mới” và đòi hỏi cách tiếp cận mới.

Trước hết cần có cách tiếp cận mới về phát triển và chuyển tải đề tài. Những câu chuyện làm ăn, kinh doanh, chất lượng, hiệu quả, lợi nhuận, vốn, công nghệ, lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thực thi pháp luật đầu tư… vẫn tiếp tục cần được phản ánh một cách cụ thể, sống động, nhưng làm sao được truyền tải một cách hiệu quả để không tạo tâm lý bi quan, lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp và trong xã hội, nhất là không “đổ thêm dầu vào lửa” khiến khó khăn lại chồng lên khó khăn, khi mà rất nhiều doanh nghiệp bỗng rơi vào cảnh khốn khó do cả thế giới chuyển sang áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách, hạn chế giao thương và thậm chí hạn chế nhiều hoạt động đầu tư; khi mà nhiều người lao động bình thường bỗng rơi vào cảnh mất việc làm tạm thời, không còn kế sinh nhai? Làm sao để truyền thông góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác trước dịch bệnh nhưng không gây hoang mang, ổn định được tâm lý để tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi cho phép?

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu tư phát biểu tại hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Ảnh: LT

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu tư phát biểu tại hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Ảnh: LT

Làm sao truyền thông, thông tin hiệu quả để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt thông tin đối ngoại, tuyên truyền những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế? Và làm sao tạo ra được những thông tin mang tính dẫn dắt để phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận xã hội? Những nhiệm vụ tưởng như “bình thường” này trên thực tế trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên mạng xã hội nhưng các báo kinh tế điện tử lại không có độ phủ rất lớn như các báo chính trị-xã hội, còn phát hành báo in bị thu hẹp mạnh bởi thời gian thực hiện quy định giãn cách và việc cắt giảm chi tiêu của nhiều độc giả.

Dù đại dịch có xảy đến hay không, thông tin tuyên truyền về kinh tế-xã hội vẫn là hoạt động cốt lõi của một cơ quan báo chí kinh tế như báo Đầu tư. Sự vận hành của nền kinh tế, các yếu tố thay đổi trong môi trường đầu tư-kinh doanh cùng năng suất, chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và các tác động đến đời sống, lao động việc làm, an sinh xã hội…vẫn luôn là những đề tài chủ đạo được thể hiện trên các trang báo. Thông tin kinh tế - xã hội trên báo chí kinh tế cũng tập trung vào các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ khởi nghiệp…Đó vẫn luôn được coi là những nhiệm vụ “bình thường” của một tờ báo kinh tế và chỉ đòi hỏi cách tiếp cận “bình thường” nếu không có những diễn biến đặc biệt.

Song năm 2020 đã chứng kiến những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Trước những diễn biến đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều kết luận, nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo các cấp, các ngành quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm ổn định, an toàn xã hội; đồng thời thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Thông tin tuyên truyền để góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu kép này trở thành nhiệm vụ “bình thường” được thực hiện trong trạng thái “bình thường mới” và đòi hỏi cách tiếp cận mới.

Với chủ đề

Với chủ đề "Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới", Diễn đàn M&A cung cấp cái nhìn tổng thể và sâu sắc về thị trường M&A Việt Nam. (Ảnh: baodautu.vn)

Trước hết cần có cách tiếp cận mới về phát triển và chuyển tải đề tài. Những câu chuyện làm ăn, kinh doanh, chất lượng, hiệu quả, lợi nhuận, vốn, công nghệ, lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thực thi pháp luật đầu tư… vẫn tiếp tục cần được phản ánh một cách cụ thể, sống động, nhưng làm sao được truyền tải một cách hiệu quả để không tạo tâm lý bi quan, lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp và trong xã hội, nhất là không “đổ thêm dầu vào lửa” khiến khó khăn lại chồng lên khó khăn, khi mà rất nhiều doanh nghiệp bỗng rơi vào cảnh khốn khó do cả thế giới chuyển sang áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách, hạn chế giao thương và thậm chí hạn chế nhiều hoạt động đầu tư; khi mà nhiều người lao động bình thường bỗng rơi vào cảnh mất việc làm tạm thời, không còn kế sinh nhai? Làm sao để truyền thông góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác trước dịch bệnh nhưng không gây hoang mang, ổn định được tâm lý để tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi cho phép? Làm sao truyền thông, thông tin hiệu quả để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt thông tin đối ngoại, tuyên truyền những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế? Và làm sao tạo ra được những thông tin mang tính dẫn dắt để phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận xã hội? Những nhiệm vụ tưởng như “bình thường” này trên thực tế trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên mạng xã hội nhưng các báo kinh tế điện tử lại không có độ phủ rất lớn như các báo chính trị-xã hội, còn phát hành báo in bị thu hẹp mạnh bởi thời gian thực hiện quy định giãn cách và việc cắt giảm chi tiêu của nhiều độc giả.

Tư duy về tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với cộng đồng doanh nghiệp – động lực chính của quá trình phục hồi nền kinh tế - cũng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh khó khăn chung. Mặc dù chính báo chí, nhất là báo chí kinh tế, cũng phải chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, nhưng giai đoạn khó khăn nhất cũng là lúc các cơ quan báo chí kinh tế càng phải xác định vai trò đồng hành với nền kinh tế, với các doanh nghiệp, doanh nhân và nhà đầu tư. Nhiệm vụ “bình thường” là làm cây cầu nối giữa các nhà hoạch định chính sách với cộng đồng kinh doanh càng cần được làm tốt lúc này, không chỉ bằng việc truyền tải các thông tin thời sự về các chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, mà còn phải nhanh hơn, nhạy hơn trong việc phản ánh kịp thời những tâm tư, những kiến nghị từ thực tiễn để chính sách sớm được điều chỉnh cho phù hợp, tiếp sức thêm cho cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, cần có trách nhiệm lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, cách làm ăn hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau đại dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Qua lăng kính của báo Đầu tư, các vấn đề trên đã được kiến giải một cách sinh động qua rất nhiều chuyên trang, chuyên mục, các tuyến bài thời sự và hấp dẫn về chủ đề phòng chống dịch gắn với ổn định và phục hồi sản xuất kinh doanh; bằng việc tuân thủ kỷ luật thông tin, bám sát chỉ đạo, định hướng của các cơ quan chức năng. Các bài viết trên các trang báo kinh tế không chỉ phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh bởi sự tác động nặng nề của đại dịch mà còn phát hiện, chuyển tải nhiều ý tưởng, loại hình kinh doanh mới và đưa ra nhiều kiến giải, khuyến nghị hữu ích phục vụ công chúng độc giả.

Thật hãnh diện khi báo chí khẳng định uy tín và tinh thần trách nhiệm, tạo niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, mà một trong những minh chứng rõ nét là kết quả khảo sát của Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) về mức độ tín nhiệm đối với truyền thông tại một số quốc gia trên thế giới liên quan đến việc đưa tin về dịch Covid-19 cho thấy, 90% số người Việt Nam được hỏi tin tưởng vào truyền thông trong nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định, những đóng góp to lớn, trực tiếp của lĩnh vực truyền thông, thông tin, báo chí đã góp phần vào thành công bước đầu chống dịch COVID-19 của Việt Nam qua các tác phẩm, ấn phẩm báo chí có giá trị với thời gian.

Một số kết quả thực hiện của báo Đầu tư

Các ấn phẩm của Báo Đầu tư tiếp tục giữ vững tôn chỉ, mục đích, bám sát bám sát các chủ trương, các chủ đề thời sự kinh tế-chính trị-xã hội nổi bật trong nước và quốc tế để tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội với các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt về việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch Covid 19, vừa ổn định và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Các trọng tâm truyền thông nổi bật trong thời gian qua bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế sau dịch bệnh, các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho SXKD sau dịch Covid-19...

Các khách mời trao đổi bên lề Diễn đàn M&A Việt Nam 2020. (Ảnh: baodautu.vn)

Các khách mời trao đổi bên lề Diễn đàn M&A Việt Nam 2020. (Ảnh: baodautu.vn)

Nhiều tuyến đề tài trọng điểm về kinh tế-xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch Covid 19 đã được Ban biên tập chỉ đạo triển khai như: Kinh tế 5 năm và cú sốc Covid-19; Kinh tế Việt Nam “dẻo dai” trước Covid-19; 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch: Cần chủ động tìm giải pháp vượt khó; Chính sách hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 lần 2: Bao quát toàn diện, đảm bảo đa mục tiêu; Điều tra đột xuất tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp lần 2; Nhiều CEO dự báo ảnh hưởng của Covid-19 sẽ kéo dài ít nhất đến hết 2021; Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thời Covid-19: Không gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp; Bản lĩnh doanh nhân mùa Covid-19… Cùng nhiều cơ quan báo chí khác, phóng viên báo Đầu tư đã được Bộ Y tế tặng bằng khen về thành tích trong công tác phòng chống dịch Covid 19.

Thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh tới cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước, Báo Đầu tư đã tập trung đẩy mạnh truyền thông về quá trình soạn thảo và thông qua các bộ luật kinh doanh quan trọng (Luật PPP, Luật Đầu tư, Luật DN), các Hiệp định EVFTA, EVIPA, RCEP, các nội dung chính của phiên họp thường kỳ Chính phủ, kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Cấp cao ASEAN… góp phần tuyên truyền, quảng bá xây dựng hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, năng động và giàu tiềm năng. Các ấn phẩm của Báo Đầu tư bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, cả các ấn bản in và điện tử, đã phản ánh kịp thời và đậm nét các sự kiện kinh tế - chính trị quan trọng, các hoạt động hợp tác kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

Điểm đặc biệt trong công tác thông tin, tuyên truyền của báo Đầu tư là bên cạnh các ấn phẩm định kỳ còn có rất nhiều chuyên san, sự kiện được sản xuất và tổ chức thành công, thu hút hàng ngàn lượt chuyên gia trong nước và quốc tế, các học giả có uy tín, các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo hiệu ứng tích cực trong việc bàn thảo để xây dựng môi trường kinh doanh, kết nối cộng đồng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế của đất nước và an sinh xã hội, điển hình là Diễn đàn Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam 2020 cùng đặc san M&A Việt Nam nhằm xúc tiến thu hút đầu tư vào Việt Nam qua hình thức M&A; Giải thưởng Doanh nghiệp niêm yết nhằm tôn vinh các doanh nghiệp minh bạch và bền vững trên TTCK Việt Nam; Diễn đàn Bất động sản công nghiệp thu hút nhằm xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước; Tọa đàm Bình thường mới: Tìm kênh đầu tư hiệu quả; Tọa đàm “Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng”; Đặc san Phát triển bền vững, Toàn cảnh Thị trường bất động sản, Toàn cảnh Thị trường ngân hàng, Toàn cảnh Doanh nghiệp niêm yết…

Tổng Biên tập Báo Đầu tư ông Lê Trọng Minh trao học bổng cho các em học sinh tại Phú Yên. (Ảnh: baodautu.vn)

Tổng Biên tập Báo Đầu tư ông Lê Trọng Minh trao học bổng cho các em học sinh tại Phú Yên. (Ảnh: baodautu.vn)

Giải Gôn từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 14 của Báo Đầu tư tiếp tục được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia và ủng hộ của đông đảo nhà hảo tâm đối với các học sinh nghèo hiếu học trên cả nước.

Với những kết quả đạt được trong năm 2020, kiên trì phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư”, Báo Đầu tư hãnh diện được cùng khối báo chí kinh tế nói riêng và báo chí cả nước nói chung đóng góp vào việc thực hiện hiệu quả thông tin tuyên truyền về kinh tế-xã hội đất nước gắn với việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.

Nhà báo Lê Trọng Minh – Tổng biên tập Báo Đầu tư

Tin khác

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo