Bảo đảm cho học sinh dân tộc thiểu số có sách học sớm nhất

Thứ ba, 02/01/2024 18:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 2/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc cuộc họp với Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan về xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Bộ GD&ĐT cho biết đến nay Bộ đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3, 4. Các bản mẫu sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3 đã được phê duyệt thẩm định, cho phép sử dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc in ấn, xuất bản, phát hành vẫn chưa được thực hiện để các địa phương triển khai dạy và học bằng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

bao dam cho hoc sinh dan toc thieu so co sach hoc som nhat hinh 1

Quang cảnh cuộc họp do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì.

Hiện nay, theo Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để mua sách giáo khoa cấp phát cho người dạy và người học. Tuy nhiên, địa phương lại không có thẩm quyền tổ chức phát hành, xuất bản, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học.

Bên cạnh đó, nếu các địa phương thực hiện in ấn, xuất bản, phát hành thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà thầu, giá thành cao, chi phí phát hành lớn… do số lượng sách giáo khoa của mỗi địa phương ít, các thủ tục về xuất bản phải thực hiện riêng lẻ.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất phương án: Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương để cấp phát cho thư viện các cơ sở giáo dục sử dụng lâu dài.

Phương án này sẽ tạo điều kiện khuyến khích các địa phương triển khai tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, phụ huynh và học sinh hưởng lợi, bảo đảm an sinh xã hội.

bao dam cho hoc sinh dan toc thieu so co sach hoc som nhat hinh 2

Bộ GD&ĐT đề xuất phương án: Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương.

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp, KH&CN… đã phân tích, làm rõ những vướng mắc cần tháo gỡ trong Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP liên quan đến cơ sở pháp lý, thẩm quyền để Bộ GD&ĐT có thể tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khẩn trương chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP theo trình tự thủ tục rút gọn.

Đồng thời Bộ GD&ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số để có thể triển khai ngay khi hoàn tất sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP, bảo đảm cho học sinh dân tộc thiểu số có sách học sớm nhất theo đúng quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

(CLO) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Về công tác lập pháp, dư kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết.

Tin tức
Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

(CLO) Với tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000km, xuyên Bắc-Nam và ba nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường, 5 trục dọc, 21 trục ngang như một trận đồ phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, giúp vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng, vũ khí vào các chiến trường miền Nam trong mưa bom bão đạn..., Đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta là con đường huyền thoại, là kỳ tích thể hiện sự sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tin tức
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

(CLO) Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144). Báo Nhà báo và Công luận xin trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định.

Tin tức
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới

(NB&CL) Trong bài viết với tiêu đề “Hồ Chí Minh: Nghĩ về một người đàn ông “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới”, hãng thông tấn APS của Algeria từng khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người biết cách kết hợp những lý tưởng vĩ đại của thế giới với bản sắc Việt Nam. Và không chỉ APS, báo chí quốc tế luôn dành cho vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam sự kính phục và ngưỡng mộ lớn.

Tin tức
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Đường phố Hà Nội những ngày này rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tin tức